Khải Huyền 3:14-22 “ Ngươi cũng hãy viết cho thiên sứ của Hội thánh Lao-đi-xê rằng: Nầy là lời phán của Đấng A-men, Đấng làm chứng thành tín chân thật, Đấng làm đầu cội rễ cuộc sáng thế của Đức Chúa Trời: 15 Ta biết công việc của ngươi; ngươi không lạnh cũng không nóng. Ước gì ngươi lạnh hoặc nóng thì hay! 16 Vậy, vì ngươi hâm hẩm, không nóng cũng không lạnh, nên ta sẽ nhả ngươi ra khỏi miệng ta. 17 Vả, ngươi nói: Ta giàu, ta nên giàu có rồi, không cần chi nữa; song ngươi không biết rằng mình khổ sở, khốn khó, nghèo ngặt, đui mù và lõa lồ. 18 Ta khuyên ngươi hãy mua vàng thử lửa của ta, hầu cho ngươi trở nên giàu có; mua những áo trắng, hầu cho ngươi được mặc vào và điều xấu hổ về sự trần truồng ngươi khỏi lộ ra; lại mua thuốc xức mắt đặng thoa mắt ngươi, hầu cho ngươi thấy được. 19 Phàm những kẻ ta yêu thì ta quở trách sửa phạt; vậy hãy có lòng sốt sắng, và ăn năn đi. 20 Nầy, ta đứng ngoài cửa mà gõ; nếu ai nghe tiếng ta mà mở cửa cho, thì ta sẽ vào cùng người ấy, ăn bữa tối với người, và người với ta. 21 Kẻ nào thắng, ta sẽ cho ngồi với ta trên ngôi ta, như chính ta đã thắng và ngồi với Cha ta trên ngôi Ngài. 22 Ai có tai, hãy nghe lời Đức Thánh Linh phán cùng các Hội thánh!
CHÚA THẤY VÀ BIẾT RÕ CHÚNG TA
Cách đây khá lâu , khi ba tôi còn sống và còn dạy học, Ông có kể tôi nghe một câu chuyện xảy ra ở Cần thơ. Hôm đó cả tỉnh, nói đúng hơn, các học sinh trong tỉnh lỵ đều phải thức sớm, mặc đồng phục, áo trắng quần xanh dương được các thầy cô dẫn ra đường đứng hai bên lề cầm cờ vàng đón Tổng Thống Ngô đình Diệm đến tỉnh. Các em được nghỉ học, được đi chơi và đón Tổng Thống.
Khi xe Tổng Thống chạy ngang qua rồi, cha tôi kể lại, có một nữ sinh bé nhỏ lớp ba không trở về trường. Giáo viên hoảng sợ, vội chạy ra đường phố để tìm đứa trẻ. Và ông thấy cô bé đang đứng bên cột đèn khóc nức nở. Thầy giáo hỏi “Tại sao em khóc? Em có thấy Tổng Thống không? em có vẫy cờ chào Tổng thống không?”
Cô bé đáp, “Có, em đã vẫy cờ với TT, thưa thầy.”
“Vậy thì em có thấy TT không?”
“Có, em đã thấy TT, thưa thầy.”
“Vậy thì tại sao em khóc ?” Thầy giáo hỏi lại.
“Thưa thầy, em đã thấy TT, nhưng em quá nhỏ nên TT đã không thấy em.”
Nhưng điều đó thật khác với Chúa Jêsus biết bao.
Tôi muốn dùng câuchuyện này để xác nhận với quý vị một điều quan trọng mà chúng ta khám phá ra khi đọc bảy lá thư của Chúa Jesus gởi cho bảy Hội Thánh được ghi lại trong sách Khải Huyền.
Tên của chúng ta có thể không nằm trong danh sách những người có tên tuổi. Anh em có thể không có tên trong một số loại sách vĩ đại. Nhưng tôi xin bảo đãm một điều là dù anh chị em làm nghề gì, sống như thế nào, Chúa đều biết mỗi một hành động chúng ta làm. Mọi điều nhỏ nhặt các bạn làm cho Ngài, mọi sự di chuyển nhỏ bé của các bạn, Ngài giữ nó trong Sách của Ngài. Ngài biết hết thảy chúng ta, cho dù chúng ta quan trọng trong thế gian này hay không.
Sở dĩ tôi nói mạnh dạn như vậy vì trong bảy lá thư của Chúa gởi cho 7 Hôi Thánh , Chúa cho biết Chúa là Đấng nắm trọn trong bàn tay và đi giữa Hội Thánh và trong mỗi lá thư, Chúa Jesus đều viết “Ta Biết”. Nói cách khác, “Ta biết” xuất hiện trong tất cả 7 lá thư .
Chúa biết rõ anh chị em, Chúa biết việc làm của anh chị em, Chúa biết những suy nghĩ của anh chi em, Chúa biết những lo lắng, những vui mừng, những đau đớn, những ức hiếp, những nhịn nhục, những khó học của anh chi em.
Tóm lại, chúng ta quan trong trong Nước Trời của Ngài, cho dù chúng ta bây giờ giàu, nghèo, hay bình thường, già trẻ, khỏe mạnh hay đau yếu, khổ nhọc hay an nhàn.
*
Lá thư gởi cho Hội Thánh tại Laođixê là thông điệp cuối cùng của Chúa Jesus gởi cho bảy Hội Thánh trong Khải Huyền 2-3. Trong bảy Hội Thánh đó, không có Hội Thánh nào bị Chúa lên án gay gắt hơn Hội Thánh Laodixê này .
Laođixê nằm 90 dặm về phía đông của Ephesus và 45 dặm về phía nam của Philadelphia,
- Thành phố nầy do Antiochus II sáng lập trước năm 253TC. Thành nầy được đặt theo tên vợ của ông ta Laodice (Lao-đi-xê).
- Thành phố nằm trên vùng đất cao và được bảo đảm tránh cuộc tấn công của kẻ thù.
- Vấn đề yếu kém duy nhứt ở Lao-đi-xê là không có một nguồn nước nào sẵn có trong thành cả. Nước phải chuyền dẫn từ những cống dẫn nước. Nước chảy từ những dòng suối nước nóng ở Hierapolis ở phía Bắc cách 6 dặm đã được dẫn vào thành phố. Nước cũng được dẫn đến từ thành Côlôse, nằm cách 10 dặm về phía Đông.
Thành phố vốn nổi tiếng trong thời ấy về ba đặc điểm chính sau đây:
1. Về tài chính – Đây là trung tâm ngân hàng và tài chính. Nó được xem là một trong số những thành phố giàu nhất hồi thế kỷ 1. Điển hình là năm 61 SC, Laođixê bị cơn động đất tàn phá. Vì giàu có nên công dân thành phố từ chối nhận trợ cấp từ chính quyền Lamã và tự lực xây dựng lại thành phố của mình.
2. Thời trang – Thành nầy nổi tiếng vì loại len mềm, màu đen được sản xuất ở đây. Loại len nầy được xem là một thứ xa xỉ, người ta tìm kiếm nó để may mặc và dệt thảm. Lao-đi-xê là trung tâm thời trang vào thời buổi ấy. Nhiều kiểu mới nhất đã xuất hiện ở đây trước tiên.
3. Dược phẩm – Có một trường y nổi tiếng ở Lao-đi-xê, chuyên sản xuất thuốc viên được bán khắp cả Đế quốc Lamã. Loại thuốc viên nầy khi được đem chà nát, trộn với nước thành thứ bột nhão. Bột nhão nầy xức vào mắt và được xem là chữa lành nhiều chứng bệnh nan y về mắt.
Chúa Jêsus đã viết thư cho Hội Thánh thế lực, giàu có nầy, và Ngài đã phán với họ: “Lao-đi-xê ơi, ngươi làm ta buồn nôn phát ốm rồi!” Tôi lấy câu nói ấy làm đề tựa hôm nay rồi tìm thấy lý do tại sao Ngài phán như thế với số người nầy. Chúng ta cũng tìm xem có lời nào áp dụng cho Hội Thánh của chúng ta và cho chúng ta không?
I. BẢN CÁO TRẠNG
“15 Ta biết công việc của ngươi; ngươi không lạnh cũng không nóng. Ước gì ngươi lạnh hoặc nóng thì hay! 16 Vậy, vì ngươi hâm hẩm, không nóng cũng không lạnh, nên ta sẽ nhả ngươi ra khỏi miệng ta.
Chúa bảo Hội Thành Laođixê “không nóng, không lạnh” .
Nhiều người giải thích đaị khái như sau
– “nóng” là từ bỏ thế gian, mỗi ngày liều mình vác thập tự giá mình, đi theo Chúa (Mác 8:34).
– “lạnh” là mê mãi chạy theo đời này, bỏ quên sự cứu rỗi đã nhận được trong Đấng Christ (2 Ti-mô-thê 4:10).
– “hâm hẫm” là thái độ đu dây, làm tôi hai chủ (Ma-thi-ơ 6:24; Lu-ca 16:13).
Có người giải thích cặn kẻ hơn.
“ Chúa kết án Hội Thánh ở Laođixê một cách thẳng thừng bởi vì các tín hữu tại đây không nóng, không lạnh, làm buồn nôn nên Chúa nhả họ ra. Họ có mùi tanh hôi thối nên Chúa phải ói ra.
Chữ lạnh dịch từ chữ psuchros có nghĩa là lạnh đến độ có thể nước đóng băng. Chữ nóng dịch từ zestos có nghĩa là nóng đến độ nước sôi.
Thức ăn nóng hay lạnh là thức ăn ngon. Còn thức ăn hâm hẩm thường có mùi tanh, khiến cho người ăn phải ói ra.
Nhưng tôi không vừa ý , vẫn thắc mắc, bối rối và tôi tự hỏi tại sao Chúa Giêsu nói:
“Ước gì ngươi lạnh hoặc nóng thì hay!.” Nghĩa là “Ta muốn thà người nóng hay lạnh”
I wish you were either hot or cold.”
Ở đâu thường có tình trạng “hâm hẩm” âm ấm” này?
Tôi tìm ra. Đó là nhiệt độ trong phòng ngủ. Tuần trước, tôi bị cảm ho, tôi mang một ly nước nóng để cạnh đầu giường khi nào có ho thì dùng. Nửa đêm, tôi bị ho nhưng ly nước không còn nóng nữa. Nó có độ âm ấm trong phòng ngủ.
Những gì bạn cần làm gì để cho ly nước được âm ấm? Không cần làm gì cả. Chỉ cần set up thermosta theo đúng độ chúng ta muốn. Như vậy, một ly nước để trong phòng ngủ, không cần làm gì hết, cũng sẽ âm ấm.
Giả sử quý vị muốn uống nước nóng. Quý vị phải làm gì đó để làm cho nước được nóng. Quý vị có để đặt nó trong một nồi trên bếp hoặc đặt nó trong microwave. Nước không bao giờ tự trở nên nóng.
Giả sử quý vị muốn uống nước lạnh. Quý vị phải làm một cái gì đó để nước được lạnh. Quý vị đã có để đặt nó trong tủ lạnh hoặc đặt bỏ vào vài cục nước đá. Trong những trường hợp bình thường, nước sẽ không bao giờ tự trở nên lạnh .
Các tín hữu Laodixê không phạm vào những tội cố ý, chẳng hạn như hành vi phi đạo đức, tà dâm, đề xướng giáo lý sai lầm, hoặc đề cao một tiên tri giả như tại Hội Thánh Si-miệc-nơ,Bẹc-găm hay Thi-a-ti-rơ. Để vấp phải những tội đó, chúng ta phải làm một cái gì đó.
Nhưng tín hữu tại Laođixê thì ngược lại. Họ không làm gì cả, và do đó, họ trở thành người hâm hẩm . Ly nước để trong phòng sẽ tự động âm ấm như nhiệt độ trong phòng .
Cơ đốc nhân hâm hẩm, ấm ấm là nhiệt độ của môi trường mà ông đang sống nếu ông ta chẳng làm gì cả. Thay vì thay đổi theo ý muốn của Chúa thì ông ta đã để thế giới chung quanh thay đổi ông ta.
Đó là những tín hữu nói rằng đi theo Chúa nhưng chẳng đi theo Ngài .
Đó là những tín hữu tin tưởng Chân lý nhưng không hoàn toàn đứng về phía chân lý đó.
Đó là những tín hữu , trên danh xưng, nhưng không được Chúa chấp nhận.
Tại sao Chúa Jesus nhả những kẻ hâm hẩm?
BA NAN ĐỀ Ở LAO-ĐI-XÊ
17 Vả, ngươi nói: Ta giàu, ta nên giàu có rồi, không cần chi nữa; song ngươi không biết rằng mình khổ sở, khốn khó, nghèo ngặt, đui mù và lõa lồ. 18 Ta khuyên ngươi hãy mua vàng thử lửa của ta, hầu cho ngươi trở nên giàu có; mua những áo trắng, hầu cho ngươi được mặc vào và điều xấu hổ về sự trần truồng ngươi khỏi lộ ra; lại mua thuốc xức mắt đặng thoa mắt ngươi, hầu cho ngươi thấy được.
- Nan đề của cải – “ ngươi nói: Ta giàu, ta nên giàu có rồi, không cần chi nữa ” .
Bề ngoài, Hội Thánh ở Laodicea trông rất vững vàng và giàu có. Những người tín hữu này xem mình có phước và may mắn . Họ giàu có, tự mãn.
Cho nên, họ không cần đến sự bảo vệ, che chở và sự quan phòng của Chúa nữa. Và vì vậy, vấn đề là họ không nhận ra là họ khổ sở, khốn khó, nghèo ngặt về thuộc linh.
Billy Graham có lần thăm một người giàu có. Sau bữa cơm chiều, người chủ nhà mời ông ra ngoài ngắm phong cảnh thật đẹp. Ông chủ nhà đưa tay chỉ mãnh đất dưới đồI và hãnh diện cho biết đó là kết quả sau 25 năm cần cù chăm chỉ làm việc của mình. Bây giờ ông làm chủ một tài sản với mãnh đất ngút ngàn. Billy Graham cám ơn và tỏ vẻ khâm phục sự cố gắng, nổ lực của ông chủ nông trại này. Và cuối cùng trước khi quay vào nhà, nhà truyền giáo đưa tay chì về hướng khác, hướng lên trời mà nói rằng “ Tài sản của ông bao quanh ông bốn hướng, nhưng ở hướng này, ông có được gì chưa?
Đó cũng là câu hỏi dành cho tín đồ của Hội Thánh Laođixê và cho tất cả tín đồ ngày nay.
B. Nan đề về vô cảm – Họ đã đánh mất cảm giác đối với những công việc của Chúa . Họ đã trở nên dửng dưng và hờ hững.
- Họ đã đạt tới một mức độ là chẳng chút cảm động đối với câu chuyện làm chứng về ân phước của Chúa ban cho.
- Họ đã dửng dưng với câu chuyện thập tự giá của Chúa Jêsus;
- Họ không muốn nghe lời khuyên hay dạy dỗ của Đức Chúa Trời; và
- Họ xa lạ với những người bị hư mất ở quanh họ.
Những người nầy không còn nóng cháy dành cho Chúa Jêsus, họ không hoàn toàn dãy chết và nguội lạnh. Họ đã ở giữa chừng đâu đó. Tình trạng của họ khiến cho Chúa Jêsus phải phát ốm!
Họ đọc, họ nghe giảng về lời Chúa và họ ngồi yên bất động!
Họ chai đá
Họ biết người ta đang bị hư mất và biết kẻ bị hư mất kia sẽ đi Địa Ngục đời đời; nhưng họ chẳng quan tâm. Họ nói: “Điều ấy khủng khiếp, tôi ao ước họ sẽ được cứu”. Nhưng, họ chẳng cầu nguyện hay làm chứng; họ không quan tâm!
Họ chưa chết vì họ đang cầu nguyện, thờ phượng, ca hát, tôn vinh v.v… Nhưng, chẳng có một sự phấn khích . Người ta bước vào nhà thờ, lấy chỗ ngồi, khoanh tay mình lại rồi nói: “Hãy chúc phước cho tôi, hãy cầu nguyện cho tôi!”.
Họ không hề cảm thấy nhu cầu phải làm cái gì đó, họ chỉ đến rồi đi.
C. Nan đề về nhận thức – Khi dân sự tại Lao-đi-xê nhìn lại bản thân họ và Hội Thánh. Họ thấy thật trọn vẹn. Họ sống giàu có, họ có mọi sự họ cần. Họ nghĩ họ đang ở trong cái khuôn quá tốt. Họ không có nhận thức về những cái tạm bợ với những cái đời đời, những cái nhất thời, có thể có hay mất bất cứ lúc nào với những cái có giá trị vĩnh cữu và nhất là quyền năng của Chúa trong muôm vật,muôn loài.
Chúng ta nhìn thấy bản thân mình thế nào và Ngài nhìn thấy chúng ta thế nào, có thể là hai việc khác nhau .
Sự thật đáng buồn, vì có người rất hớn hở về tiền trong nhà băng hơn là vui mừng về linh hồn trở về bên Chúa. Họ chọn đi kiếm them tiền thay vì đi chứng đạo
Họ cảm thấy phước hạnh bởi những gì họ đang có hơn là được tôn vinh, ca ngợi Chúa trong buổi thờ phượng!
Hội Thánh Laođixê không có thỏa hiệp với tà giáo như Hội Thánh ở Bẹc-găm, không có sa vào tình trạng vô đạo đức như Hôi Thánh ở Thi-a-ti-rơ. Nhưng ít ra tại những Hội Thánh đó, họ có thể tìm thấy những sai quấy để sửa chữa.
Còn Hội Thánh tại Lao-đi-xê, họ sống rất thoải mái. Sự sai quấy của họ không rõ ràng và nhất là không dễ trông thấy và phát hiện. Họ chỉ bất động, vô cảm, thờ ơ, đứng ngoài
Họ nói:
- Tôi là giàu có!
- Tôi đầy đủ
- Tôi đang mặc đẹp!
- Tôi có thể nhìn thấy mọi sự tốt đẹp trên đời!
Ngạo mạn đã làm mờ mắt họ để thấy tình trạng tinh thần thực sự của họ.
Họ không biết mình đang nghèo ngặt, lõa lồ và đui mù.
Và điều tệ nhất là họ nghĩ rằng họ đã làm tốt .
HÃY TỈNH THỨC !
“19 Phàm những kẻ ta yêu thì ta quở trách sửa phạt; vậy hãy có lòng sốt sắng, và ăn năn đi.
Nếu có ai nói vào mặt tôi rằng: “Anh làm cho tôi muốn ói” chắc tôi không thể nào còn có thể nghĩ rằng anh ta có thể nói” tôi rất thương anh hơn anh tưởng tượng”
Nhưng khi bạn thương ai thật sự, chắc chắn bạn sẽ ghét những gì làm hại người mình thương và càng thương hơn khi biết người đó đang lầm đường.
Cha mẹ luôn luôn sống như vậy. Nếu họ thấy con cái mình đi vào con đường tự hủy diệt, họ không thể ngồi yên, bất động, vô cảm, thờ ơ. Họ sẽ la, trách, là những điều mà họ biết sẽ làm con mình nổi giận, bất bình.
Chúa Jesus cũng hành động như vậy
Ngài yêu chúng ta nhưng Ngài không thể để chúng ta tiếp tục sống như vậy. Ngài sẽ nhả ra, ói ra!
Cách của Chúa là muốn đánh thức chúng ta và giúp chúng ta thấy điều chúng ta đang cần có là gì. Chừng nào chúng ta chưa nhận ra điều đó, đời sống của chúng ta sẽ không bao giờ tốt hơn đâu!
HÃY MỞ CỬA RA!
“20 Nầy, ta đứng ngoài cửa mà gõ; nếu ai nghe tiếng ta mà mở cửa cho, thì ta sẽ vào cùng người ấy, ăn bữa tối với người, và người với ta.
Sự thật đáng buồn khi đọc câu Kinh Văn này. Tại sao Chúa “đứng ngoài cửa”? Tại vì Hội Thánh Lao-đi-xê đã trục xuất Đức Chúa Jêsus Christ ra khỏi nhà thờ của họ. Ngài đứng ở ngoài cửa đang tìm cách được vào lại. Gần như Chúa nài nỉ van xin và Chúa hứa.
Chúa tìm con người. Thượng đế từ trời xuống thế gian tìm kiếm loài người. Không hề có một tôn giáo nào trên thế gian cho chúng ta biết có một Thượng đế như vậy.
Holman Hunt vẽ bức họa mô tả Chúa Jêsus đang đứng ngoài cửa với ngọn đèn trong tay Ngài. Ngài đang gõ trên cánh cửa. Khi bức họa ấy được in ấn lần đầu tiên, có một người nhìn vào đấy rồi nhắc khéo với viên họa sĩ: “ Ông phạm một sai lầm”. Holman Hunt nói: “Sai lầm ở chỗ nào?” Người kia đáp: “Ông quên vẽ tay cầm ở ngoài cửa”. Hunt đáp: “Chẳng có sai sót gì đâu. Cái tay cầm nằm ở bên trong. Chúa Jêsus gõ cửa, nhưng ông phải mở cửa ra!”
Cánh cửa phải được mở ra từ bên trong.
Chúa Cứu Thế Jesus vẫn đứng ở ngoài cửa và gõ.
KHÔNG TIN THÌ LỆNH THA VÔ HIỆU
Vào thời Abraham Lincoln , người ta kể rằng có một tù nhân trong doanh trại, đã bị tuyên án tử hình vì có hành động tội phạm thuộc liên bang. Một người bạn tốt đã đi kêu cầu với Tổng Thống tha tội cho bạn mình. Và Tổng Thống Lincoln, như tất cả chúng ta đều biết là Cơ-đốc nhân.
Không biết người đó làm cách nào đến gần ông Lincoln và không biết ông ta thuyết phục như thế nào nhưng người ta thấy ông Lincoln đang chuẩn bị ngồi vào trong xe ngựa của mình, đã viết ngay một tờ giấy nhỏ “Tôi tha thứ cho con người này. Abraham Lincoln.”
Người bạn tốt đó vội vàng chạy trở lại xà lim nhà tù và nói, “Này anh bạn tôi, tôi đã có lệnh tha bạn từ Tổng thống nước Mỹ.”
Người tù nhìn ông, không tin và nói, “Ồ, nếu đó là lệnh tha của Tổng Thống thật thì phải viết trên một tờ giấy lớn có con dấu, và nó chắc hẳn được viết bằng những chữ bằng vàng trên đó .” Và anh ta còn trách người bạn tốt, “Tại sao anh lại đem tôi ra làm trò cười”.
Anh ta từ chối nhận nó, và đã bị bắn sáng hôm sau.
Nói chung dù có lệnh tha do chính TT viết, đội hành quyết vẫn xử bắn vào ngày hôm sau
Một lệnh tha chỉ có giá trị khi nó được tiếp nhận như một lệnh tha.
Nầy, ta đứng ngoài cửa mà gõ; nếu ai nghe tiếng ta mà mở cửa cho, thì ta sẽ vào cùng người ấy, ăn bữa tối với người, và người với ta.
Chúa chúng ta kết thúc loạt thư tín nầy với một số lời hứa thật sự phước hạnh.
Chúa hứa, Chúa không bỏ họ mà đi.
A. Một lời hứa trong hiện tại (câu 20a) – Ngài phán: “Ta đứng ngoài cửa mà gõ” – Trong nỗ lực của Ngài để vào lại trong Hội Thánh nầy, Chúa Jêsus đứng ở đó mà gõ. Các động từ nầy ở trong thì hiện tại. Ngài nỗ lực hết sức của Ngài để được bước vào đời sống của những kẻ Ngài yêu mến. Hãy mở lòng mình ra đón Ngài trở vào.
Dù Ngài đã nhả ra rồi nhưng Ngài vẫn còn đứng ngoài cửa và chờ
Dù chúng ta đã đẫy Chúa ra khỏi , Chúa vẫn còn đứng ngoải cửa , gõ và chờ
Tại sao giận ông A mà đẩy Chúa ra?
Tại sao ghét cô B mà khép cửa lòng không cho Chúa vào?
Hãy có lòng sốt sắng, và ăn năn đi.
B. Một lời hứa quí báu (câu 20c) – “ăn bữa tối với người, và người với ta” – Ở bữa ăn tối nầy, cả gia đình sẽ dành thì giờ, nói chuyện và tương giao.
“Bữa ăn tối” là bữa ăn xum họp mọi người.
Đây là thì giờ mật thiết dành cho gia đình.
C. Một lời hứa riêng tư (câu 20b) – “nếu ai nghe tiếng ta mà mở cửa cho …” – Chúa Jêsus không cần cả Hội Thánh phải nóng cháy thì Ngài mới bước vào trong. Ngài chỉ cần một người lắng nghe Ngài và chịu mở cửa. Cánh cửa ấy phải được mở ra do một hành động, một ý chí từ một con người là đủ rồi.
Chúa cần một người hạ quyết tâm đứng lên mở cửa.
Tôi tin Hội thánh này có nhiều hơn một người nóng lòng vì công việc Chúa.
Hãy đứng lên, quyết tâm