6.XÂY DỰNG MỘT NGƯỜI CHA TỐT 


Phục Truyền 6: 4-7

Ví dụ 1 :  CÂU CHUYỆN XÂY NHÀ –   Có mấy người đàn ông lái chiếc xe pick-up truck ngừng ờ tiệm bán vật liệu xây cất. Một ông bước vào tiệm và hỏi nhân viên trong tiệm:
–        Tôi muốn mua một ít cây 4×2 ( four by two). Nhân viên hỏi lại:
–        Ông muốn nói cây gỗ 2×4 ( two by four) phải không ?  . Ông nọ bở ngở đáp :
–        Để tôi hỏi lại. Rồi ông bước lại xe hỏi ý kiến người đồng hành sau đó ông trờ lại tiệm và nói với người nhân viên trong tiệm:
–        Vâng tôi muốn mua loại cây 2×4.  Nhân viên đáp :
–        Tốt lắm, và ông muốn mua lọai cây dài theo khổ nào : loại  4 ft . loại. 8 ft hay 10 ft và bao nhiêu cây ? Ông ta lại ngớ người ra và phải bước ra xe trao đổi ý kiến với bạn ngoài xe rồi bước vào tiệm :
–        Tôi không biết bao nhiêu nhưng tôi muốn cất một cái nhà lớn gấp đôi cái nhà tôi đang ở.

Người bán chịu thua và không thể cố vấn ông ta vì không ai biết nhà của khách hàng này bao lớn và xây theo kiểu nào . Có lẽ không ai có ý muốn xây một cái nhà với sự thiếu chuẩn bị, không có ý niệm rõ ràng mà bắt đầu đi ngay đến tiệm bán vật liệu xây cất như người này.

Dĩ nhiên, phải có người xây thì cái nhà mới thành hình. Trong Hê-bơ-rơ 3:4 “ Vả, chẳng có một cái nhà nào không phải bởi có một người dựng nên, mà Đấng đã dựng nên muôn vật, ấy là Đức Chúa Trời 

Xin quý ông cẩn thận vì chúng ta tất cả đều là những người đang xây cất .
Xây cuộc đời mình, cất một mái gia đình, xây dựng những đứa con thành người tốt, hữu dụng.

Nhưng có nhiều người bắt đầu xây dựng cuộc đời mình, cất một mái gia đình, hay xây dựng đứa con mình giống như anh chàng khờ khạo kia. Không có một ý thức rõ rệt, không có một blue print, bản vẽ , không học hỏi cách thức xây dựng và không có mục đích rõ ràng là muốn xây cái gì, ra sao,  như thế nào!

Có phải chúng ta cười anh chàng đi mua vật liệu xây nhà kia nhưng ai sẽ cười mình khi mình không có một blue print nào cả cho con cái của mình.

NHỮNG NGƯỜI CHA THẤT BẠI TRONG KINH THÁNH
Quý vị chắc có xem cuốn phim  “The Godfather?”  Màn đầu tiên chiếu cảnh bố già nói chuyện với với một trong những đứa con trai của ông:   Ông nói, “Sonny, con có dành thì giờ cho gia đình không ?”  Và Sonny trả lời, ” Dạ có , thưa cha!.” Bố già gật gù khen , ” Tốt lắm. Một người đàn ông mà không dành thì giờ cho gia đình thì không thực sự là một người nam tử, đại trượng phu .”

Khi già rồi, tôi mới hiểu chân lý này.
Quý vị sẽ ngạc nhiên, khi đọc Kinh Thánh, thật khó tìm thấy một người vừa là cha tốt  vừa thành công trong sự nghiệp.
Bằng cớ là hầu hết những nhân vật của Đức Chúa Trời thành công ở ngòai xã hội là những người thất bại trong gia đình.

– Hãy nhìn vua Đa-vít. Ông ta bận rộn với vương quốc Do Thái mà không để thì giờ để quản trị gia đình của mình Các đứa con trai của ông làm những điều bội nghịch. Hãy đọc 2 Sa-mu-ên 13 sẽ thấy điều mà tôi muốn nói.  .
– Còn vua So-lô-môn, bận rộn với 700 bà vợ và 300 nàng hầu không có thì giờ dành cho con cái mình để về già viết sách Châm Ngôn cho các con mình với những lời dạy dỗ rút từ chính kinh nghiệm bản thân mình. Châm ngôn 1:8 “Hỡi con, hãy nghe lời khuyên dạy của cha, Chớ bỏ phép tắc của mẹ con”

– Rồi điều này cũng xảy ra cho Sa-mu-ên. Trong I Sa-mu-ên 8 , khi dân Do Thái muốn có  vua để cai trị Sa-mu-ên hỏi người lại: Ta đã già nhưng các con ta thì sao ? Họ đáp rằng: “ Con trai của ông  không xứng đáng lãnh đạo chúng tôi. Chúng nó gian tà, nhận của hối lộ, làm trái lẽ công bình, chẳng theo gương của ông “
Sa-mu-ên là một tiên tri đầy quyền năng nhưng là một người cha thất bại trong gia đình.

Vi dụ 2 : MS Steve Sheperd có kể một câu chuyện : Một trong những giáo sư mà tôi khâm phục và ngưỡng mộ là giáo sư Wilbur Fields dạy lịch sử Cựu Ước. Có thể nói ông là  giáo sư giỏi nhất trong Seminairy của tôi đang học.  Sau khi tôi ra trường , tôi nghe nói giáo sư Fields xuống tinh thần  rồi sau đó ông phải vào Nursing Home. Tệ nhất là ông không còn biết ông đã làm gì trong quá khứ. Ông là người xây dựng biết bao nhiêu học trò trở thành người chăn bầy cho Chúa và truyền giảng Tin Lánh khắp mọi nơi.  Tôi có đến thăm ông, tôi có nhắc công việc ông đào tạo bao nhiều môn đệ và tôi không cầm được nước mắt khi nhìn ông lơ láo và tôi nghĩ lại thân phận mình , một ngày nào đó các con mình, các tín hữu của mình cũng sẽ có cảm giác như mình bây giờ . Lẽ nào một người thầy, chuyên tạo dựng tương lai cho rất nhiều người để rồi chính mình không thể tự dựng cho mình một con người hay sao?

Người cha là người xây dựng và chịu trách nhiệm về tương lai của đàn con mình. Vai trò người mẹ mà Kinh Thánh khẵng định là phụ giúp cho chồng chớ không có trọng trách xây dựng con cái..

Mối tương quan giữa cha và con được ghi nhiều lần trong Kinh Thánh
1. Thi Thiên 127 : 3 “ Kìa, con cái là cơ nghiệp bởi Đức Giê-hô-va mà ra;
2. Châm ngôn 3:11-12 “Hỡi con, chớ khinh điều sửa phạt của Đức Giê-hô-va, chớ hiềm lòng khi Ngài quở trách; Vì Đức Giê-hô-va yêu thương ai thì trách phạt nấy. Như một người cha đối cùng con trai yêu dấu mình.”
3. Châm ngôn 23: 13-14 “ Chớ tha sửa phạt trẻ thơ; dầu đánh nó bằng roi vọt, nó chẳng chết đâu. Khi con đánh nó bằng roi vọt, Ắt giải cứu linh hồn nó khỏi âm phủ” .
4. Ê-phê-sô 6:4 “Hỡi các người làm cha, chớ chọc cho con cái mình giận dữ, hãy dùng sự sửa phạt khuyên bảo của Chúa mà nuôi nấng chúng nó”
4. Cô-lô-se 3:21 “ Hỡi kẻ làm cha, chớ hề chọc giận con cái mình, e chúng nó ngã lòng chăng”
Tất cả chúng ta đều là người đang xây cất, gây dựng một cái gì đó. Câu hỏi là Nếu ngày hôm nay, tôi xây dựng một người làm CHA, tôi sẽ xây như thế nào?  Người cha đó cần có những đặc tình gì ?

1/ KÍNH SỢ ĐỨC CHÚA TRỜI
Tôi muốn dùng câu Kinh văn Sáng thế ký 18:19 để chia sẻ cùng quý Hội Thánh.  Xin cùng nhau đọc:
 Ta đã chọn người đặng người khiến dạy các con cùng nội nhà người giữ theo đạo Đức Giê-hô-va, làm các điều công bình và ngay thẳng”.
Đây là lời phán của Đức Chúa Trời với ông Áp-ra-ham
Đây là một mạng lệnh. Đây là một mẫu mực. Đây là một kiểu mẫu mà tất cả ngừoi cha phải áp dụng. Hãy áp dụng, hãy dạy con cháu mình, bắt chúng nó đọc câu kinh văn này trong gia đình của mình.
Câu kinh văn này nói đến hai nhiệm vu :
A.  giữ theo đạo Đức Giê-hô-va
Châm ngôn 1 :7  « Kính sợ Đức Giê-hô-va là khởi đầu sự tri thức » .
Ví dụ 3:  Cha tôi không bao giờ hỏi tôi : “ Hôm nay con muốn đi nhà thờ không? Không bao giờ tôi có quyền quyết định nên đi thờ phượng hay không. Chỉ có một cách để khỏi đi thờ phượng là đau. Đau trong ngày Chúa nhật thì mới được ở nhà. Cha tôi đã đặt những tiêu chuẩn từ thuở tôi còn bé. Giống như chiếc máy dò trên phi trường, ba tôi đã set up như vậy rồi. Bây giờ, tôi chuyền cái tiêu chuẩn đó cho các con tôi. Chúng nó đã lớn,  đã có gia đình ngoài tầm tay của cha mẹ nhưng chúng nó biết ngày Chúa nhật không đi thờ phượng là làm cho cha mẹ chúng nó buồn và chúng biết hàng đêm, cha mẹ của chúng cầu nguyện cho chúng nó đừng bỏ qua sự nhóm lại thờ phượng Chúa. Tôi biết điều làm cho tôi buồn nhất là nếu tôi nghe con tôi bỏ Chúa. Chúng nó có chết trước tôi , tôi cũng buồn nhưng tôi biết chúng được về với Chúa. Còn nếu bỏ Chúa thì chúng nó sẽ như qua lửa và thiếu phần thưởng trên trời.
B. làm các điều công bình và ngay thẳng
Đọc xong đọan này, các người cha có còn điện thoại vào sở xin nghĩ làm nói dối với ông chủ vì đau để dẫn bạn bè từ tiểu bang khác đến chơi trước mặt con cái mình không ?
Ví dụ 4: Có một người cha làm nghề sửa máy lạnh và máy sưởi. Một hôm có người gọi đến cho biết máy sưởi của họ không chạy, yêu cầu anh đến ngay. Anh ta đang ngồi xem đá banh World Cup trả lời anh đang bận với khách hàng và anh ta hẹn với khách hàng ngày mai. Đứa con nghe cuộc điện đàm đó bèn hỏi cha nó: Ba đâu có bận sao ba nói là ba bận, ngày mai gia đình mình đi biển sao ba hẹn với người ta là ngày mai sẽ đến? Người cha bèn trả lời : Mầy là con nít biết gì mà hỏi, lớn lên, mầy sẽ hiểu.
Người cha truyền cái xấu cho con và cái xấu đó chuyển qua mấy đời.
Xuất 20:6 “   Ta sẽ nhân tội của ông cha mà phạt con cháu ba bốn đời”
Ngài dặn dò chúng ta phải dạy dỗ con cái như Ngài đã căn dặn dân Do Thái ngày xưa :
“Hỡi Y-sơ-ra-ên! hãy nghe: Giê-hô-va Đức Chúa Trời chúng ta là Giê-hô-va có một không hai. 5 Ngươi phải hết lòng, hết ý, hết sức kính mến Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi. 6  Các lời mà ta truyền cho ngươi ngày nay sẽ ở tại trong lòng ngươi; 7 khá ân cần dạy dỗ điều đó cho con cái ngươi và phải nói đến, hoặc khi ngươi ngồi trong nhà, hoặc khi đi ngoài đường, hoặc lúc ngươi nằm, hay là khi chổi dậy”.Phục Truyền 6: 4-7
Hởi các người cha! Chính quyền được lập ra không phải để nuôi hay dạy các con của chúng ta. Hội thánh được lập ra không phải để dạy dỗ các con của quý vị nên người.  Chính người cha trách nhiệm nuôi, dạy con cái của mình.

2. MỘT NGƯỜI CHA YÊU THƯƠNG.
Ví dụ 5 : MS Marc Axelrod có kể một câu chuyện như sau:
Chú tôi là một đưa con hoang đàng. Ông làm đủ mọi thứ mà người ta cho ta xấu, như lười biếng, nghiệm ngập hút sách, vô nghề. Ông chỉ sống là buồn lòng cha mẹ  ông tức là ông bà nội tôi. Ông bỏ nhà đi đâu mất biệt , không hề liên lạc với ông bà nội tôi.  Ông bà rất lo lắng , luôn luôn tìm kiềm, hỏi thăm. Mấy năm trôi qua, một ngày kia, ông tôi nhận một cú điện thọai từ chú tôi: “ Ba, con đang bị bệnh nặng. Binh AIDS. Ông tôi tuy già yếu nhưng đi đến Seatle đến thăm chú tôi, ở trong một Motel để hàng ngày đến bệnh viện chăm sóc chú tôi. Năm 1995, chú tôi qua đời. Trong tang lễ con mình, Ông nội tôi nói với tôi : “ Ông không phải là một Cơ đốc nhân tốt nhưng hàng đêm ông cầu nguyện cho nó và trong tấm lòng sâu kín nhất, ông luôn luôn tin và hy vọng chú con được vui sống trên Thiên đàng.”
Ông vừa nói vừa nức nở khóc. Ông vừa khóc vừa nhìn lên trời để nước mắt không chảy xuống và chảy vào trong lòng ông .

Chúng ta nhiều lúc sống như đứa con hoang đàng và Chua đã từng khóc vì hành vi , vì lối sống, vì những quyết định làm buồn lòng Chúa  của chúng ta. Ngài lúc nào cũng trông chờ chúng ta quay về như người cha  đã trông thấy con mình từ đàng xa và chạy đến mà ôm con mình.

3/ MỘT NGƯỜI CHA KIÊN NHẪN

Câu chuyện mà chúng ta vừa thấy trên màn ảnh. Người cha lúc nào cũng kiên nhẫn với con cái mình. Dạy dỗ có kết quả bao giờ cũng đòi hỏi người cha phải kiên nhẫn và thông cảm với con mình. Hiểu hoàn cảnh, tình cảm của chúng thì chúng ta mới uốn nắn chúng nên người.

Ví dụ 6: Một người cha thấy đứa con 6 tuổi của ông phải mất gần một tiếng đồng hồ để đi bộ từ trường về nhà. Ông quyết định đích thân đi và chỉ mất 20 phút. Nhưng đứa con của ông vẫn mất cả một giờ. Ông quyết định quan sát trực tiếp con mình để biết tại sao nó mất cả giờ mới về đến nhà nhu vậy. Sau chuyến đi đó ông kết luận như sau : 20 phút đi là hợp lý cho chuyến đi bộ từ trường đến nhà, Nhưng có nhiều việc quan trọng với một em bé 6 tuổi trên con đường nó đi qua. Ông thấy nó dừng chân quan sát đàn kiến đang bò , có lúc nó đứng quan sát để học hỏi từ một người đàn ông đang thay bánh xe hơi bị sì hơi. Có lúc nó chạy quanh cột điện thọai công cộng vui đùa với những đứa trẻ khác. Tóm lại , tôi quên, tôi không nghĩ tời những gì đang xảy ra chung quanh một đứa trẻ 6 tuổi.  Làm người cha tốt. tôi phải kiêng nhẫn và tìm hiểu cặn kẻ con mình.

Vi dụ 7 : Một đứa bé thích chơi Football.từ lúc nó đi đến trường.  Cha nó mua sắm đủ mọi dụng cụ cần thiết cho một cầu thủ Football. Nhưng vì nó không có chiều cao hay sức nặng của một cầu thủ nên dù nó được ông HLV cho vào đội banh nhưng nó chỉ ngồi trên ghề phòng hờ mà chưa bao giờ được chính thức chơi. Cha nó vẫn khuyến khích nò và lúc nào cũng có mặt trong bất cứ trận đấu nào của đội banh nó, Rồi nó vào trung học. Cũng vẫn tình trạng cũ. Và Cha nó luôn luôn khuyến khích và hiện diện luôn luôn. Rồi nó vào Đại học, tình trạng vẫn không thay đổi dù nó hết sức luyện tập nhưng vẫn không được tham dự.

Vào năm cuối Đại học, trong lúc đội banh của nó chuẩn bị luyện tập để tranh giải chung kết vào tuần sau thì nó nhận điện tìn. Đọc diện tín, mặt nó tái xanh, Nó cho vị HLV biết cha nó vừa mất. Ông HLV an ủi nó và cho nó biết nó an tâm về nhà lo mai táng cha nó. Việc vào chung kết của đội banh sẽ có các bạn trong đội lo.

Rồi ngày tranh giải diễn ra. Đội banh của nó đang thua. Nó đang có mặt và lặng lẽ về phòng thay đồ, mặc bộ đồ chơi và em bước ra sân, năn nỉ HLV cho em chơi trận cuối cùng này. Đội nhà đang thua nên HLV không thể cho một cầu thủ chưa từng chơi ra sân. Nhưng nó năn nỉ mãi nên cuối cùng HLV cho nó vào thay thế một cầu thủ vừa bị thương. Thật lạ lùng. Nó chơi thật hay, thật xuất sắc hơn cả cầu thủ nhà nghề. Nó chạy, né tránh, bắt banh và touch down. Độii của nó gở huề và bây giờ còn hai phút cuối cùng, nó được banh chạy thật nhanh, lượt qua tất cả đổi thù muốn chận nó và nó touch down khi chỉ còn 4 giây cuối cùng. Nó mang chiến thắng cho đôi banh nhà. Bạn bè công nó lên vai chay vòng quanh sân vận động trước sự hoan hô vui mừng của toàn trường.

Khi mọi người đã ra về, chỉ một mình nó còn ngồi trong phòng thay đồ. HLV bước lại gần hỏi nó: Tôi rất ngạc nhiên thấy em vì tôi vẫn tưởng em sẽ không có mặt để lo ma chay cho cha em. Mà này, tai sao hôm nay em chơi thật xuất sắc chưa từng xảy ra như vậy. Nó buồn đáp rằng: Thầy biết rồi ! cha em vừa qua đời nhưng thầy chưa biết là cha em là một người mù. Cha em luôn luôn có mặt trong mỗi trân đánh của đội banh.  Cha em luôn luôn khuyến khích em dù rằng cha em không thấy. Cha em kiên nhẫn theo em từ tiểu học sang trung học rồi đại học. Rồi Cha em qua đời. Bây giờ cha em đang sống với Chúa ở thiên đàng. Cha em hết mù và từ thiên đàng cha em sẽ thấy em chơi nên em phải cố gắng hết sức mình để cha em vui lòng. Chỉ vậy thôi.

Cha kiên nhẫn như Đức Chúa Trời kiên nhẫn với con cái của mình.
Ví dụ 8 : Mục sư Anthony T. Evans kể rằng khi một đứa con của ông được 18 tuổi, trong ngày sinh nhật, ông dẫn con ăn tiệm và trao cho con một món quà. Ông biết chỉ còn một năm nữa thôi, đứa con không còn lệ thuộc vào ông nên ông muốn món quà phải có giá trị lâu dài. Ông tặng cho các đứa con 17 tuổi một sợi dây chuyền vàng với một chìa khóa vàng. Ông giải thích với con:
Chìa khóa này có ba ý nghĩa.
– Khi con không còn ở với cha mẹ, khi con hòan tòan độc lập sống cuộc sống riêng tư của con, chìa khóa này sẽ nhắc con rằng tấm lòng của cha mẹ lúc nào cũng ở với con. Dù con ở đâu, dù con làm gì, dù con ra sao, lòng của ba luôn luôn bên cạnh con và con có chìa khóa để mở nó.
– Ý nghĩa thứ hai của món quà là trong trường hợp ba không thể giúp đỡ cho con, chiếc chìa khóa này giúp con nhớ rằng con có thêm tấm lòng yêu thương của Đức Chúa Trời. Ngài là Đấng tòan năng, Ngài sẽ giúp con trên mọi nẻo  đường, trong mọi hòan cảnh.
– Ý nghĩa thứ ba của chiếc chìa khóa này là con mang chiếc khóa này trong người con cho đến ngày con lấy vợ. Con đeo nó vào cổ vợ mới cưới của con như con trao trái tim con cho nàng và vợ con có chìa khóa để mở rộng lòng con.
Thưa quý Hội Thánh
Tôi thích câu chuyện của Mục sư Evans. Chúng ta là những người chồng không hòan tòan, là người cha cũng không hòan toàn nhưng chúng ta muốn truyền lại cho con cháu lời giao ước của Đức Chúa Trời với tấm lòng hết sức yêu thương con cháu mình. Trong lúc làm cha, chúng ta có lần yếu đuối, để cho những điều đáng lý ra không được phép xảy ra trong gia đình khiến cho con cái không nhận phần tốt đẹp nhất mà Chúa dự định ban cho con cháu mình.
Nhưng điều đó chưa quá trễ đâu dù hôm nay các người cha đã là 70, 60 hay 50 tuổi rồi. Đó là điều đáng vui trong ngày lễ Cha. Chúng ta biết Áp-ra-ham gặp nan đề gia đình và Chúa giải quyết cho ông lúc ông 99 tuổi. Nếu chúng ta chưa 99 tuổi thì chúng ta chưa già đâu và chưa trễ đâu!
Nếu trong ngày Father’s day, các con chưa, quên hay bận để không có quà cho các người cha, tôi đề nghị các người cha dùng gương của Mục sư Evans mà tặng cho  các con đã  18 tuổi hay hơn một món quà gọi là truyền giao ước của Đức Chúa Trời cho con mình để phước hạnh của Ngài tiếp tục đổ lên trên đời sống của con cái mình.
Ví dụ 9 : Chiếc cầu
Có một chiếc cầu bắc ngang qua một dòng sông rộng lớn. Hầu như suốt ngày hai nhịp cầu được dỡ lên , nằm đứng thẳng với hai bờ để tàu bè qua lại được dễ dàng. Và vào những giờ nhất định trong ngày, hai nhịp cầu được nối lại bắc ngang qua sông để cho những chuyến tàu lửa chạy qua.
Người gác cầu ngồi trong một căn nhà nhỏ bên bờ sông để điều khiển hoạt động của hai nhịp cầu. Vào một đêm nọ, khi ông đang chờ chuyến tàu cuối cùng trong ngày đi qua, ông nhìn vào màn đêm mờ tối và thấy từ xa ánh đèn của đoàn tàu đang tiến lại gần.
Ông bước về trạm điều khiển, chờ cho đến khi đoàn tàu đến đúng khoảng cách quy định thì ông sẽ xoay hai nhịp cầu lại bắc ngang qua sông. Và khi hai nhịp cầu đã vào vị trí , bất ngờ, ông hốt hoảng nhận ra cái khóa an toàn nối hai nhịp cầu với nhau không hoạt động chính xác nữa.
Nếu khóa an toàn không được cài đúng chỗ, chiếc cầu sẽ bị lắc và đoàn tàu trượt khỏi đường rày và lao xuống sông. Đây là chuyến tàu chở hành khách, với rất nhiều hành khách trên toa.
Ông vội chạy thật nhanh qua bờ bên kia, ở đó có một đòn bẩy điều khiển bằng tay mà ông có thể dùng sức để giữ cái khóa an toàn. Ông sẽ phải giữ chặt cái đòn bẩy này cho đến khi đoàn tàu đi qua.
Từ đằng xa, ông có thể nghe thấy đoàn tàu đang tiến lại gần. Ông dùng hết sức của mình giữ thật chặt đòn bẩy. Ông đè cả thân mình lên trên nó, cố gắng giữ cái khóa an toàn của hai nhịp cầu khi đoàn tàu đi qua. Rất nhiều mạng sống trên tàu phụ thuộc hoàn toàn vào sức mạnh của ông lúc này!
Bất chợt, phía bên kia chiếc cầu từ hướng trạm điều khiển, ông nghe một tiếng gọi vang lên khiến cả người ông trở nên lạnh toát. “Ba ơi, ba ở đâu?” Đứa con trai 4 tuổi của ông đang vượt qua chiếc cầu để tìm ông. Phản ứng đầu tiên của ông là hét gọi con “Con ơi chạy nhanh lên, chạy nhanh lên”.
Nhưng đoàn tàu đã đến rất gần. Đôi chân bé nhỏ sẽ không thể nào giúp nó tự mình vượt qua chiếc cầu trước khi đoàn tàu tới. Ông muốn rời khỏi chiếc đòn bẩy, chạy thật nhanh đến để bồng đứa con yêu dấu của mình chạy đi an toàn. Nhưng ông cũng nhận ra rằng ông không thể nào rời khỏi vị trí đó vào lúc này. Hoặc là tất cả mọi người trên đoàn tàu hoặc đứa con yêu dấu của ông sẽ phải chết.
Trong tích tắc, ông đã phải quyết định!
Đoàn tàu lướt nhanh qua trên chiếc cầu một cách an toàn. Không một ai trên đoàn tàu hay biết rằng có một cơ thể bé nhỏ đã bị hất tung xuống dòng sông một cách không thương tiếc bởi đoàn tàu mà họ đang ở trên đó. Cũng chẳng ai quan tâm đến hình ảnh một người đàn ông đau khổ tột cùng nhưng tay vẫn bám chặt chiếc đòn bẩy khi đoàn tàu chạy qua. Họ cũng không nhìn thấy được những bước đi thất thểu của ông trên đường trở về nhà để nói cho vợ nghe về cái chết đau thương của đứa con yêu dấu.

KẾT LUẬN
Thưa quý ông bà
Nếu chúng ta hiểu được cái cảm xúc của người cha yêu con mình như thế nào khi chứng kiến cái chết của con mình thì quý vị  cũng bắt đầu hiểu sự đau đớn của Cha chúng ta trên trời khi Ngài hy sinh Con độc sanh của Ngài để làm nhịp cầu kéo chúng ta đến sự sống đời đời.
–        Có lẽ bây giờ quý vị hiều tại sao Đức Chúa Trời lại làm cho đất rúng động, bầu trời trở nên tối tăm khi Chúa Giêxu chết trên thập tự giá?
–        Rồi quý vị xin nghĩ tiếp Đức Chúa Trời sẽ cảm thấy như thế nào khi chúng ta cứ mãi mê chạy đua,bon chen với  đời này mà chẳng hề nghĩ về những gì mà Ngài đã làm cho chúng ta qua Đức Chúa Giêxu?
Hôm nay là ngày Lễ Cha lần thứ mấy trong cuộc đời để chúng ta được nhắc nhở về sự hi sinh Con một của Đức Chúa Trời ?  và kết quả của sự nhắc nhở này là gì ? Hay là một chút cảm động nhất thời để rồi sau đó vẫn sống nếp sống cũ, con người chúng ta vẫn như xưa.

“Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban Con một của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời” 
Đến nỗi là nói đến sự hy sinh, nói đến sự mất mát để đánh đổi một cái gì đó không phải cho mình. Chúng ta kể từ ngày theo Chúa, chúng ta có bao giờ hy sinh, bị mất mát cho công việc Chúa chưa ?  Có hy sinh có mất mát điều gì cho Hội Thánh của Chúa không ?
Và nghĩ xa thêm, Chúa đã ban lại cho chúng ta dư dật như thế nào và điều hy sinh, cái mất mát của chúng ta chẳng qua là chia xẻ lại một phần Chúa ban cho. Nó không phải là hy sinh hay mất mát mà là trả lại một phần Chúa ban cho.
Vây mà chúng ta vẫn nuối tiếc, vẫn hà tiện, vẫn chần chừ, vẫn miễn cưỡng và lắm khi còn nghĩ rằng chính mình đã ban cho Hội Thánh thay vì dâng hiến lại cho Chúa.
Ngày Father’s day, chúng ta nói đến những người cha và nhớ đến người CHA TRÊN TRỜI. Ngài đang theo dõi từng giờ, từng bước của các con dân ngay trên thề gian.
Nếu các người cha lo lắng khi con mình về nhà trễ, hồi hộp khi nhận phong bì có report do nhà trường gởi về , hay khi nghe một cú điện thoại gọi đến từ trường thì Cha của chúng ta ở trên trời cũng đang ở trong tình trạng đó với từng bước đi của chúng ta, với từng quyết định của chúng ta.
Ngài muốn chúng ta , những người cha
–        Sống trong sự kính sợ Kính Chúa Trời
–        Sống công bình ngay thẳng
–        Sống trong sự yêu thương con cái
–        Sống kiên nhẫn dạy dỗ các con thành người.
Và cũng muốn chúng ta dạy con mình có cuộc sống như vậy.

Bài sau5.KHI NGƯỜI CHA KHÓC
Bài trước1.GÀ MÁI TÚC CON