5.KHI NGƯỜI CHA KHÓC

Chiến tranh ở Kosovo được coi như chấm dứt sau  11 tuần lễ hay 78 ngày oanh tạc bằng không quân của khối NATO, Phòng Phủ Bắc Đại Tây Dương, ném bom trên hơn  900 địa điểm khắp lãnh thổ xứ Nam tư. Người ta tính ra có độ 34,000 phi vụ và hơn 22,000 trái bơm được thả xuống lãnh thổ này. Dân chúng chết vì bom do 1,500 và binh sĩ Nam tư bị chết vì bom do 5,000 người.  NATO tốn do 2.6 tỷ và hủy hoại hơn 30 tỷ dollar . Khi NATO gồm Anh, Pháp, Đức, Ý và Hoa kỳ mang 50,000 quân đội vào vùng Kosovo để giữ an ninh và bảo vệ dân Albanian hồi cũ, ai ai cũng thở phào nhẹ nhõm vì ít ra một cuộc chiến đã tàn. Có thể cuộc chiến khác sẽ tiếp tục nổi lên và thế giới này từ lâu rồi chưa có được một ngày bình an. Sỡ dĩ có sự chém giết nhau, tiêu diệt nhau vì con người sống xa lìa Đức Chúa Trời, sống trong tội lỗi, tranh danh vang bóng của tình yêu thương .

Chiến tranh không có gì xa lạ đối với người Việt Nam chúng ta vì trải dài suốt bao thế kỷ,  đất nước chúng ta đắm chìm trong máu lửa của chiến tranh hận thù.

Chiến tranh cũng không có gì xa lạ đối với con cái Chúa vì trong Kinh Thánh chúng ta đọc thấy suốt 2000 năm lịch sử Do Thái trong phần Cữu Ước là lịch sử của chiến tranh.

Là những người đã từng sống dưới thời chiến tranh, nên khi nói đến chiến tranh, chúng ta nghĩ ngay đến cái tang thương, thảm khốc của nó. Chúng ta nghĩ đến sự chết chóc, hoang tàn, máu lửa. Chúng ta nghĩ đến những gia đình bất hạnh: con mất cha, vợ mất chồng.
.
Tiếng hát của Ca sĩ Thái Thanh làm người lính trận phải rùng mình “ Tôi hỏi anh bao giờ trở lại, anh trả lời mai mốt anh về. Anh trở về trên đôi nạng gỗ, anh trở về trên chiếc trực thăng trắng, anh trở về với chiếc khăn tang.  Anh trở về trong lòng em mà xác anh đã chôn vùi ngoài chiến địa.

 “ Cờ lai chinh chiến ký nặng hồi” xưa nay người chiến sĩ ra đi, mấy ai được trở về.
“ Nhất  tướng công thành văn cốt khó”  Hàng vạn người chiến sĩ phải bỏ thây ngoài chiến trận để có một người được làm tướng. Đó là những câu nói mô tả thực chất của chiến tranh.

Hôm nay nhân NGÀY CỦA CHA, tôi muốn nói về một người cha, cũng đồng thời là một vị tướng và một vị vua trực tiếp tham gia trong một cuộc chiến thật tang tóc, thảm thương.  Tôi nói rằng cuộc chiến này thật quá đau thương vì nó xảy ra giữa cha và con vì con là thủ lãnh của lực lượng đối nghịch. Cái tang thương của chết chóc, cộng với cái đau thương bẽ bàng của tình phụ tử khiến cho câu chuyện này trở nên một câu chuyện bi thương nhất của lịch sử Do Thái và là câu chuyện đau thương nhất trong quyển Thánh kinh này.

Đây là cuộc chiến thật khốc liệt vì :
–        Chỉ trong một ngày có hai chục ngàn người chết.
–        Đây là cuộc chiến lan tràn khắp các miền
–        Càng thảm khốc hơn là số người chết trong rừng nhiều hơn người chết vì khí giới.  Nghĩa là cái chết không đến nhanh chóng dưới gươm đao mà bị cây, cành cây và những  con thú nguy hiểm trong rừng giết chết.

Đó là cuộc chiến giữa Đa-vít và Ap-so-lôn . Sự tranh chấp giữa hai cha con được Kinh Thánh ghi thuật lại trong sách II Sa-mu-ên từ đọan 14 – 18.

Tôi xin tóm lược như sau:

Đa-vít có nhiều con trai: II Sam 3:3

1.Am-môn, trưởng nam do A-hi-no-ma ở Git-re-en
2.Ki-le-ap do A-bi-ga-in , trước là vợ của Na-banh ở Cat-men
3.Ap-sa-lon do Ma-a-ca con gái vua Thanh Mai xứ Ghe-su-ro, rất đẹp trai (14:25)
4.A-do-ni-ga con của Ha ghit, rất đẹp trai   (I Các Vua 1:6)
5.Sa-pha-tia con của A-bi-tanh
6.Dit-re-am con của Ec la.

Đó là những người con sanh ở Hếp-rôn
Sa-lo-mon là con sau sanh ở Jerusalem.

. . . . . . . . . . . . . . . .. .  . . . ..

Đa-vít  phạm tội tà dâm, mặc dù ông đã ăn năn thống hối, Đức Chúa Trời  đã tha tội cho ông nhưng ông vẫn phải trả giá cho tội lỗi của mình và đây là hình phạt

“ Gươm chẳng hề thôi hủy hoại nhà ngươi, từ nhà ngươi sẽ nói lên những tại họa giáng trên ngươi “ II Sam 12:11-12

Tai họa đầu tiên : con của Bat-sê-ba , vợ của U-ri đau nặng vì đó là hình phạt của Đức Chúa Trời .  Đa-vít  khóc lóc, kiêng ăn.   Dù là một vị vua vĩ đại, ông đã trọn đêm nằm dưới đất để mong Đức Chúa Trời   thương xót mà cho đứa trẻ được sống.  Đa-vít  khóc, người cha khóc vì con đang đau nặng và biết con mình sẽ chết. Đây là đứa con được sinh ra bởi tội lỗi của cha mẹ nó.  Đa-vít  yêu thương con mình.   Không một người cha nào mà không đau lòng khi thấy con sơ sinh mình đau yếu và sẽ chết. Đa-vít   là vua nên chắc chắn phải có biết bao nhiêu đại phu chung quanh mình. Họ đã bó tay. Chỉ còn Đức Chúa Trời  mới cứu mạng sống của đứa bé sơ sinh này. Ông đã ăn năn và bây giờ ông đang bị dày vò lương tâm mình. Có gì đau đớn cho bằng vì việc làm của mình  mà đứa con mình phải gánh chịu , nhất là khi nó là đứa trẻ sơ sinh, chưa biết gì. Đứa bé này không phải là đứa con duy nhất đâu. Đa-vít  đã có nhiều đứa con rơi. Nhưng không phải vì nhiều con mà không yêu con mình.

Người cha khóc vì thấy mình bất lực khi con mình đau nặng , bó tay trước tử thần. Người cha khóc cho tội lỗi của mình, cho những sai trái của mình. Người cha khóc là khóc cho con và khóc cho mình.

Tai họa thứ hai. là Am-môm hãm hiếp Ta-ma.  Đa-vít  giận lắm nhưng im lặng ( II Sam 13:.21 ). Đây là người cha giận vì tội lỗi con mình. Ông không có hành động nào về tội lỗi của Am-môn. Đây là một khuyết điểm của Đa-vít  trong việc tề gia. Có người nêu ra những lý do tại sao Đa-vít  im lặng trước hành vi bỉ ổi của Am-môn:
1.     Am-môn là con trai trưởng và là người sẽ thừa kế ngôi vua.
2.     Đa-vít  cũng là người đã phạm tội tà dâm nên xấu hổ không dám phạt Am-môn.

Sự bất lực này đưa đến hậu quả tai hại và cũng là tai họa thứ ba.

Tai họa thứ ba

Ap-sa-lon  giết anh mình. Huynh đệ tương tàn. Khi Am-môn bị giết :
“Vua và hết thảy tôi tớ cũng đều tuôn tràn giọt lệ”. ( câu 13:36)
Lần thứ hai Đa-vít  khóc vì con mình chết.

Người cha khóc vì con mình chết.
Người cha khóc vì mình là vua mà con mình bị giết, không bảo vệ được con mình.
Người cha này khóc trong đau khổ vì chính con mình giết con mình.
Anh em giết nhau vì gia đạo bất minh.
Cha khóc vì đó là lỗi tại mình. Lỗi tại người cha cai trị bất nghiêm.
Đa-vít khóc trong đau thương, trong ân hận dày vò.

Đó cũng là do người cha thiếu sự dạy dỗ trong gia đình. Người ta ngưỡng mộ Đa-vít  là một người vừa giỏi, tốt, biết kính sợ Đức Chúa Trời nhưng ông là một người cha  không thành công trong việc quản trị gia đình.

1.     Nguyên nhân đầu tiên là vì ông có nhiều vợ, gia đình chắc chắn không thể nào tránh khỏi sự lủng củng nội bộ, bất.
2.     Đa-vít  là tấm gương xấu cho các con. Dù cho người cha có 100 đức tánh tốt, nhưng nếu có vài điều xấu thì các con sẽ bắt chước những điều xấu đó dễ dàng hơn những tính tốt của mình.
3.     Đa-vít bị đời sống công cộng chi phối nên không còn thì giờ để chăm sóc các con.

Tai họa thứ tư:
Áp-sa-lôm làm loạn và bị giết chết.

Đây là điều mà chúng tôi muốn nói hôm nay.

Kể lại câu chuyện.

Áp-sa-lôm trốn ở Ghê-su-rơ là nơi mẹ mình ở mà ông ngoại là vua xứ này. ( 3:3) được ba năm. Giô- áp bày mưu tính kế để xin Đa-vít đưa về Kinh đô.
Áp-sa-lôm được phép về và phải rút ở nhà hai năm ( quản thúc tại gia).
Áp-sa-lôm bắt đầu vận động tuyên truyền để lấy lòng dân chúng.
Bốn năm sau Áp-sa-lôm bắt đầu phản loạn và xưng vương tại Hếp- rôn, phía nam Kinh đô .

Cuộc di tản trong nước mắt

Đa-vít ra lệnh cả nhà chạy trốn, vượt qua sông Giô đanh . Đây là một cuộc di tản thật vội vã.  Đa-vít rất đau lòng “ Còn ta, ta đi đâu không rõ “ (15:20). Ông trèo lên núi Ô-li-ve , vừa leo vừa khóc, đầu trùm lại và đi chân không. Tất cả người đi cùng khóc. Hồi 1975 di tản, tôi ít thấy ai khóc. Thế mà chuyến chạy giặc này, ai cũng khóc. Tại sao? Trùm đầu là dấu hiệu của sự buồn rầu. Đa-vít đau buồn vì con mình muốn hại mình.

Đây là cái khóc của người cha ăn năn. Ông nhớ lại lời của Đức Chúa Trời . “ Gươm chẳng hề thôi hủy hoại nhà ngươi, từ nhà ngươi sẽ nói lên những tai họa giáng trên người “ II Sam 12:11-12 .

 Đây là tiếng khóc đau thương của một người cha thấy con mình đang phạm tội và biết trước được hình phạt của Đức Chúa Trời sẽ đổ lên con mình. Ông khóc cho tương lai của con mình hơn là cho số phận lưu đày của mình. Ông là người kính sợ Đức Chúa Trời và ông biết Đức Chúa Trời sẽ bảo vệ , che chở cho ông. Ông lo cho đứa con nghịch tử của mình. Và càng nghĩ đến ông càng buồn nên ông khóc.

Quý vị hãy nghe Đa-vít tâm sự của mình. Trong chuyến lưu vong này ông bị một người tên là Si-mê-u chửi rủa và ném đá vào ông. Các quan thần muốn chém đầu tên này và Đa-vít đã nói một câu là tôi nghĩ rằng thật đau lòng :

“ Kìa con ruột ta, là kẻ do lòng ta sanh ra, còn muốn hại mạng ta thay ; phương chi người Ben gia min này ! hãy để nó rủa sả vì Đức Giê hô va đã phán dặn nó vậy  (16:11 )

Huy hoàng chiếm Kinh đô

Trong lúc Đa-vít vừa chạy vừa đau lòng thì con ông huy hoàng chiếm kinh đô và dùng mưu để sỉ nhục thân phụ mình như đi đến cung các cung phi của cha mình ( 16:21 –22 ). Áp-sa-lôm cũng muốn giết cha mình theo kế hoạch của A-hi-tô-phe. Trong lúc ai ai cũng coi mưu của A-hi-tô-phe như lời phán của Đức Chúa Trời ( 16:23) thì Hu-Sai đắc thắng đánh bại mưu mô của ông ta . Đức Chúa Trời nhận lời cầu xin của Đa-vít   (15:31).

Cuộc chiến kết thúc

Chuẩn bị cuộc chiến cuối cùng, sống mái. Đa-vít có ba tướng là Giô-áp, A-bi-sai va Y-tai. Đa-vít  căn dặn rằng : “ Hãy vì cớ ta mà tha chết cho người trẻ tuổi Ap- sa- lom”  (18:50 ) Chiến trường là khu rừng Ap- ra- im. Quân Ap-sa-lôm thua nặng nề. Đa-vít là người có kinh nghiệm chiến trường và có nhiều dõng sĩ,  họ đang nóng lòng và căm giận. Trong một ngày,  có hai chục ngàn người chết. Chiến tranh lan tràn khắp các miền và trong ngày đó, người chết trong rừng nhiều hơn chết vì gươm đao.

 Áp-sa-lôm bị vướng trong cành cây và bị Giô-áp đâm và chém chết.

 

Cái chết của Apsalom

Chúng ta thử phân tích cái chết của Áp-sa-lôm.
–        Ông không có một lời nào tỏ vẻ hối tiếc vì những việc làm tội lỗi của mình.
–        Ông không có một thỉnh cầu nào xin cha mình tha thứ cho mình trong giây phút cuối cùng.
–        Ông không có một hành vi nào để làm cha mình hài lòng.

Một đứa con phản bội, một đứa con bất hiếu, ham danh vọng, địa vị bất chấp luân thường đạo lý làm người đã chết thảm thương bởi ba cây giáo đâm vào tim va bốn mươi trai trẻ vác binh khi vây đánh và chết đi trong đau đớn tận cùng.

Thái độ của ba người :
Chiến trận đã chấm dứt,. kẻ thù đã bị diệt, Giô-áp sai người trở về Ma-ha-na-im, tổng hành dinh của Đa-vít báo cáo. Chúng ta thấy trước tin tức Áp-sô-lôm chết, thái độ của ba ngươì khác nhau theo kinh nghiệm sống của mỗi người.
A-hi-mat xin phép đem tin về cho Đa-vít . Anh cháng này cho đó là một tin vui mừng nên hăng hái xung phong làm việc này,  đó là  thái độ của người trẻ tuổi , không kinh nghiệm, suy nghĩ đơn giản

Giô-áp : người lớn, kinh nghiệm đo lường thái độ của vua khi nghe tin này, ông lạnh lùng đo lường phản ứng của vua. Ông biết đây là  tin chẳng lành đối với Đa-vít.
Cu si : thuộc chức chỉ biết tuân lịnh, không có ý kiến riêng và không cần biết nội dung hay phản ứng của người khác. không cần biết đến hậu qủa của công việc được giao phó

Khung cảnh tại Mahanaim

Đa-vít : Nóng lòng, ngồi ở giữa hai cửa thành để chờ tin tức . Trước đây, ông  muốn đích thân chỉ huy chiến trận then chốt này nhưng được mọi người ngăn cản. ( 18:3) vì ông biết được sự khó chịu cảnh ngồi nhà chờ tin chiến trận đưa về.

A-hi-mat hăng hái đi đường tắt đến trước. Cu si chính thức đến sau.
Đa-vít mong nhận tin tốt lành. Đọc qua lời tường thuật với cách phỏng đoán của Đa-vít chúng ta thấy được lo âu và sự mong mỏi của ông.
“ đến một mình chắc là tin lành”
“Hắn là người tử tế nên chắc là tin lành”

A-hi-mat là con của Xa- đốc, thầy tế lễ , làm gián điệp cho Đa-vít  nên được cho là người tử tế. A-hi-mat không tường thuật hết sự thật. Ông chỉ nói về tin chiến trận . Khi hỏi về Áp-sa-lôm, là điều mà Đa-vít lo lắng hơn hết thì A-hi-mat trả lời thật là ấm ớ: “ Tôi thấy có sự ồn ào nhưng không biết sự gì.

Cu si báo cáo thật khôn ngoan: “ Đây là tin lành. Đức Gie hô va đã  xử công bình cho vua và giải cứu vua”. Đa-vít không cần nghe tin chiến trận nữa và nóng lòng nên câu hỏi đầu tiên của ông, cũng như trước đây với A-hi-mat:

Apsalom có đượcc bình an không ?  
Con trai ta có được bình an vô hại không ?

“ Hết thẩy những kẻ phản nghịch , hại vua đều bị đồng số phận với người trai trẻ ấy!”

Phản ứng của Đavid:

Ông còn không để ý đến chiến thắng, đến tướng sĩ của mình. Trướcc mắt ông, điều ông lo lắng là số phận của Áp-sa-lôm. Tại sao ? có phải vì Áp-sa-lôm là người lãnh đạo chủ trì cuộc phản loạn chống đối ông không ? Không. Ông lo lắng ví hắn là con trai của ông.

Ông muốn nó được bình an:
Dù là đứa phản nghịch,
Dù nó là đứa hư đốn
Dù nó là đứa hại cả gia cang,
Dù nó là đứa hại cả sự nghiệp của ông,
Dù nó là đứa chiếm giang sơn của ông
Dù nó là đứa muốn giết hại ông
Ông vẫn lo cho số mạng của nó
VÌ ÔNG LÀ CHA CỦA NÓ

Áp-sa-lôm không hề lo đến số mạng của cha mình, Áp-sa-lôm còn muốn giết cha mình, muốn tận diệt cha mình nhưng  Cha của ông vẫn lo cho số mạng của ông.

Nghe tin con chết, Đa-vít rất thảm thương, bèn lên lầu của thành và khóc. Người vừa đi vừa nói :

Ôi Áp-sa-lôm, con trai ta ! Áp-sa-lôm, con trai ta, con trai ta!
Ước chi chính ta chết thế cho con !

Nói thì thầm trong nước mắt chảy đầm đề.

Nỗi đau buồn này thấm thia đến độ cả đòan binh lính đang chiến thắng cũng đều thảm sầu .

Khi người cha khóc, nó đau đớn tận cùng.
Rất nhiều người cha khóc con, nhưng cái khóc của người cha thường không có nước mắt vi đượcc nén nó vào lòng,  khóc mà nước mắt chảy vào trong thay vì tuôn tràn ra mí mắt.  Khóc không bao giờ đầy vơi.

Ước chi ta chết thế cho con.
Đây là tinh yêu của cha đối với con. Không ai có thể nghi ngờ lời nói trong lúc khổ đau này. Đây là tinh yêu của một trái tim tan vỡ, của một người cha đau khổ. Ông tự hỏi : Có  phải chính mình đã giết con mình hay không ? Tôi có bỏ rơi con minh từ lúc nó còn nhỏ để rồi có thảm cảnh ngày nay ?  Con tôi làm phản có phải vì chính mình đã đưa nó đến tình trạng này không? Đa-vít trùm mặt, kêu la và khóc thảm thương.

Đa-vít khóc vì con mình chết và cũng khóc vì thấy con mình không còn một cơ hội nào để ăn năn, để được tha tội. Đã trễ rồi ! nó đã chết rồi! nó sẽ ở trong địa ngục đời đời !

Hỡi các ông làm cha !
Các ông có đau lòng khi thấy con mình đang đi vào con đường tội lỗi mà không sao ngăn cản được không ?
Các ông có khóc được không khi biết  tương lai đứa con thân yêu của mình sẽ không ra gì vì nó đang sống trong bê tha trụy lạc, không có lòng ăn năn ?
Các ông có đau lòng khi thấy được tương lai của đứa con thương yêu của mình la tù đày, la gian khổ, lao động, nghèo nàn, thua xút mọi người, là cặn bã của xã hội ?

Tôi có một kinh nghiệm và hôm nay vợ chồng tôi tạ ơn Chúa vì có được kinh nghiệm này.
Vợ chồng tôi cảm tạ Đức Chúa Trời vì qua biến cố này, chúng tôi thấy được sự lo lắng của Chúa khi chúng ta phạm tội.

Đó là một bài học, một kinh nghiệm, một sự dạy dỗ quý báu dù phải trả một giá đau thương nhưng rồi sau đó tôi mới hiểu được tình yêu cua Đức Chúa Trời đối với loài người tội lỗi này. Tôi hiểu được tâm tình của Đức Chúa Trời khi Ngài nhìn thấy loài người đang lặn hụp trong tội lỗi. Ngài không như Đa-vít là “ ước chi ta chết thế cho con mình” mà Ngài đã xuống trần gian đã thực sự chết thế cho các đứa con tội lỗi là chúng ta” .
Tôi cảm nhận được sự lo âu của Đức Chúa Trời  khi nhìn chúng ta càng ngày càng đi xa, càng lún sâu vào tội lỗi. Ngài nhìn thấy tương lai của các con cái Ngài, những đứa con cứng lòng trước tình yêu của cha , và cả những đứa con quá mềm lòng trước những cám dỗ của ma quỷ thế gian.

Như Đa-vít đã khóc vì con mình đã chết, Đức Chúa Trời đã khóc cho biết bao nhiêu đứa con của Ngài đã chết dù Ngài đã làm mọi cách để đưa chúng nó trở lại con đường sống đời đời.

Nếu chúng ta đã từng khóc vì sự ngỗ nghịch của các đứa con mình thì Đức Chúa Trời cũng đã từng khóc vì sự cứng lòng của chúng ta, vi những phạm tội của chúng ta.

Nếu chúng ta lo lắng cho tương lai của con mình. và đã từng rơi nước mắt vì thấy chúng ta không biết nghe lời mình thì Đức Chúa Trời cũng lo lắng cho tương tai của chúng ta và cũng đã từng rơi nước mắt vi thấy chúng ta vẫn tiếp tục sống nghịch lại lời Ngài

Hỡi các người cha đã từng khóc vì con.
Hơn ai hết, quý ông hiểu thấm thía câu nói của Đa-vtí trong lúc khóc :“ ước chi ta chết thế cho con ta »

Hãy cảm tạ Đức Chúa Trời  , hãy tạ ơn Ngài vì Ngài đã cho chúng ta một cơ hội , một bài học để thấy được, hiểu được thấm thía câu quen thuộc mà chúng ta thường nghe “ Ngài bằng lòng chết thay để nhân loại được cứu” .

Chưa có tinh yêu nào thấm thia bằng tình yêu Phụ Tử và cũng không có tình yêu nào vĩ đại bằng tình yêu của Chúa Jesus đối với nhân loại. Ngài không “ ước chi được chết ”mà Ngài đã “ thực sự chết”  thế cho nhân loại rồi. Ngài không chỉ  thụ động ngồi khóc cho tội lỗi chúng ta mà Ngài còn quyết liệt , chủ động xuống thế gian và chịu chết thế cho chúng ta , bôi xóa tội lỗi của chúng ta.

Nay các em thanh thiếu niên.
Các em may mắn có được một người cha còn sống.
Các em phải luôn luôn nhớ rằng cha của các em đã từng khóc nhưng phải đè nén nuốt nước mắt vào lòng vì các con. Cha của các em đã phải che dấu tình cảm của mình để nghiêm trang sửa trị các con. Càng che dấu tình cảm, càng đè nén nỗi đau thương, cha của các em càng đau khổ lâu dài, âm ỷ hơn.

Hôm nay nhân ngày của cha, tôi muốn nhắn nhủ cùng cha và con
Nếu các người cha đã từng đau khổ vì con mình ,  thi hôm nay có người cha nào mà không cảm tạ Ngài vì Ngài đã từng chịu đau khổ vì chúng ta ?
Nếu các người con biết rằng cha của mình đã từng chịu đựng vi những thái độ, hành vi, lời nói , cử chỉ bất hiếu của mình, thì hôm nay có đứa con nào mà không cảm tạ Đức Chúa Trời  vì Ngài đã ban cho các anh một người cha đã khóc vì lo cho con.

Chiến tranh ở Kosovo được coi như chấm dứt sau  11 tuần lễ hay 78 ngày oanh tạc bằng không quân của khối NATO, Phòng Phủ Bắc Đại Tây Dương, ném bom trên hơn  900 địa điểm khắp lãnh thổ xứ Nam tư. Người ta tính ra có độ 34,000 phi vụ và hơn 22,000 trái bơm được thả xuống lãnh thổ này. Dân chúng chết vì bom do 1,500 và binh sĩ Nam tư bị chết vì bom do 5,000 người.  NATO tốn do 2.6 tỷ và hủy hoại hơn 30 tỷ dollar . Khi NATO gồm Anh, Pháp, Đức, Ý và Hoa kỳ mang 50,000 quân đội vào vùng Kosovo để giữ an ninh và bảo vệ dân Albanian hồi cũ, ai ai cũng thở phào nhẹ nhõm vì ít ra một cuộc chiến đã tàn. Có thể cuộc chiến khác sẽ tiếp tục nổi lên và thế giới này từ lâu rồi chưa có được một ngày bình an. Sỡ dĩ có sự chém giết nhau, tiêu diệt nhau vì con người sống xa lìa Đức Chúa Trời, sống trong tội lỗi, tranh danh vang bóng của tình yêu thương .

Chiến tranh không có gì xa lạ đối với người Việt Nam chúng ta vì trải dài suốt bao thế kỷ,  đất nước chúng ta đắm chìm trong máu lửa của chiến tranh hận thù.

Chiến tranh cũng không có gì xa lạ đối với con cái Chúa vì trong Kinh Thánh chúng ta đọc thấy suốt 2000 năm lịch sử Do Thái trong phần Cữu Ước là lịch sử của chiến tranh.

Là những người đã từng sống dưới thời chiến tranh, nên khi nói đến chiến tranh, chúng ta nghĩ ngay đến cái tang thương, thảm khốc của nó. Chúng ta nghĩ đến sự chết chóc, hoang tàn, máu lửa. Chúng ta nghĩ đến những gia đình bất hạnh: con mất cha, vợ mất chồng.
.
Tiếng hát của Ca sĩ Thái Thanh làm người lính trận phải rùng mình “ Tôi hỏi anh bao giờ trở lại, anh trả lời mai mốt anh về. Anh trở về trên đôi nạng gỗ, anh trở về trên chiếc trực thăng trắng, anh trở về với chiếc khăn tang.  Anh trở về trong lòng em mà xác anh đã chôn vùi ngoài chiến địa.

 “ Cờ lai chinh chiến ký nặng hồi” xưa nay người chiến sĩ ra đi, mấy ai được trở về.
“ Nhất  tướng công thành văn cốt khó”  Hàng vạn người chiến sĩ phải bỏ thây ngoài chiến trận để có một người được làm tướng. Đó là những câu nói mô tả thực chất của chiến tranh.

Hôm nay nhân NGÀY CỦA CHA, tôi muốn nói về một người cha, cũng đồng thời là một vị tướng và một vị vua trực tiếp tham gia trong một cuộc chiến thật tang tóc, thảm thương.  Tôi nói rằng cuộc chiến này thật quá đau thương vì nó xảy ra giữa cha và con vì con là thủ lãnh của lực lượng đối nghịch. Cái tang thương của chết chóc, cộng với cái đau thương bẽ bàng của tình phụ tử khiến cho câu chuyện này trở nên một câu chuyện bi thương nhất của lịch sử Do Thái và là câu chuyện đau thương nhất trong quyển Thánh kinh này.

Đây là cuộc chiến thật khốc liệt vì :
–        Chỉ trong một ngày có hai chục ngàn người chết.
–        Đây là cuộc chiến lan tràn khắp các miền
–        Càng thảm khốc hơn là số người chết trong rừng nhiều hơn người chết vì khí giới.  Nghĩa là cái chết không đến nhanh chóng dưới gươm đao mà bị cây, cành cây và những  con thú nguy hiểm trong rừng giết chết.

Đó là cuộc chiến giữa Đa-vít và Ap-so-lôn . Sự tranh chấp giữa hai cha con được Kinh Thánh ghi thuật lại trong sách II Sa-mu-ên từ đọan 14 – 18.

Tôi xin tóm lược như sau:

Đa-vít có nhiều con trai: II Sam 3:3

1.Am-môn, trưởng nam do A-hi-no-ma ở Git-re-en
2.Ki-le-ap do A-bi-ga-in , trước là vợ của Na-banh ở Cat-men
3.Ap-sa-lon do Ma-a-ca con gái vua Thanh Mai xứ Ghe-su-ro, rất đẹp trai (14:25)
4.A-do-ni-ga con của Ha ghit, rất đẹp trai   (I Các Vua 1:6)
5.Sa-pha-tia con của A-bi-tanh
6.Dit-re-am con của Ec la.

Đó là những người con sanh ở Hếp-rôn
Sa-lo-mon là con sau sanh ở Jerusalem.

. . . . . . . . . . . . . . . .. .  . . . ..

Đa-vít  phạm tội tà dâm, mặc dù ông đã ăn năn thống hối, Đức Chúa Trời  đã tha tội cho ông nhưng ông vẫn phải trả giá cho tội lỗi của mình và đây là hình phạt

“ Gươm chẳng hề thôi hủy hoại nhà ngươi, từ nhà ngươi sẽ nói lên những tại họa giáng trên ngươi “ II Sam 12:11-12

Tai họa đầu tiên : con của Bat-sê-ba , vợ của U-ri đau nặng vì đó là hình phạt của Đức Chúa Trời .  Đa-vít  khóc lóc, kiêng ăn.   Dù là một vị vua vĩ đại, ông đã trọn đêm nằm dưới đất để mong Đức Chúa Trời   thương xót mà cho đứa trẻ được sống.  Đa-vít  khóc, người cha khóc vì con đang đau nặng và biết con mình sẽ chết. Đây là đứa con được sinh ra bởi tội lỗi của cha mẹ nó.  Đa-vít  yêu thương con mình.   Không một người cha nào mà không đau lòng khi thấy con sơ sinh mình đau yếu và sẽ chết. Đa-vít   là vua nên chắc chắn phải có biết bao nhiêu đại phu chung quanh mình. Họ đã bó tay. Chỉ còn Đức Chúa Trời  mới cứu mạng sống của đứa bé sơ sinh này. Ông đã ăn năn và bây giờ ông đang bị dày vò lương tâm mình. Có gì đau đớn cho bằng vì việc làm của mình  mà đứa con mình phải gánh chịu , nhất là khi nó là đứa trẻ sơ sinh, chưa biết gì. Đứa bé này không phải là đứa con duy nhất đâu. Đa-vít  đã có nhiều đứa con rơi. Nhưng không phải vì nhiều con mà không yêu con mình.

Người cha khóc vì thấy mình bất lực khi con mình đau nặng , bó tay trước tử thần. Người cha khóc cho tội lỗi của mình, cho những sai trái của mình. Người cha khóc là khóc cho con và khóc cho mình.

Tai họa thứ hai. là Am-môm hãm hiếp Ta-ma.  Đa-vít  giận lắm nhưng im lặng ( II Sam 13:.21 ). Đây là người cha giận vì tội lỗi con mình. Ông không có hành động nào về tội lỗi của Am-môn. Đây là một khuyết điểm của Đa-vít  trong việc tề gia. Có người nêu ra những lý do tại sao Đa-vít  im lặng trước hành vi bỉ ổi của Am-môn:
1.     Am-môn là con trai trưởng và là người sẽ thừa kế ngôi vua.
2.     Đa-vít  cũng là người đã phạm tội tà dâm nên xấu hổ không dám phạt Am-môn.

Sự bất lực này đưa đến hậu quả tai hại và cũng là tai họa thứ ba.

Tai họa thứ ba

Ap-sa-lon  giết anh mình. Huynh đệ tương tàn. Khi Am-môn bị giết :
“Vua và hết thảy tôi tớ cũng đều tuôn tràn giọt lệ”. ( câu 13:36)
Lần thứ hai Đa-vít  khóc vì con mình chết.

Người cha khóc vì con mình chết.
Người cha khóc vì mình là vua mà con mình bị giết, không bảo vệ được con mình.
Người cha này khóc trong đau khổ vì chính con mình giết con mình.
Anh em giết nhau vì gia đạo bất minh.
Cha khóc vì đó là lỗi tại mình. Lỗi tại người cha cai trị bất nghiêm.
Đa-vít khóc trong đau thương, trong ân hận dày vò.

Đó cũng là do người cha thiếu sự dạy dỗ trong gia đình. Người ta ngưỡng mộ Đa-vít  là một người vừa giỏi, tốt, biết kính sợ Đức Chúa Trời nhưng ông là một người cha  không thành công trong việc quản trị gia đình.

1.     Nguyên nhân đầu tiên là vì ông có nhiều vợ, gia đình chắc chắn không thể nào tránh khỏi sự lủng củng nội bộ, bất.
2.     Đa-vít  là tấm gương xấu cho các con. Dù cho người cha có 100 đức tánh tốt, nhưng nếu có vài điều xấu thì các con sẽ bắt chước những điều xấu đó dễ dàng hơn những tính tốt của mình.
3.     Đa-vít bị đời sống công cộng chi phối nên không còn thì giờ để chăm sóc các con.

Tai họa thứ tư:
Áp-sa-lôm làm loạn và bị giết chết.

Đây là điều mà chúng tôi muốn nói hôm nay.

Kể lại câu chuyện.

Áp-sa-lôm trốn ở Ghê-su-rơ là nơi mẹ mình ở mà ông ngoại là vua xứ này. ( 3:3) được ba năm. Giô- áp bày mưu tính kế để xin Đa-vít đưa về Kinh đô.
Áp-sa-lôm được phép về và phải rút ở nhà hai năm ( quản thúc tại gia).
Áp-sa-lôm bắt đầu vận động tuyên truyền để lấy lòng dân chúng.
Bốn năm sau Áp-sa-lôm bắt đầu phản loạn và xưng vương tại Hếp- rôn, phía nam Kinh đô .

Cuộc di tản trong nước mắt

Đa-vít ra lệnh cả nhà chạy trốn, vượt qua sông Giô đanh . Đây là một cuộc di tản thật vội vã.  Đa-vít rất đau lòng “ Còn ta, ta đi đâu không rõ “ (15:20). Ông trèo lên núi Ô-li-ve , vừa leo vừa khóc, đầu trùm lại và đi chân không. Tất cả người đi cùng khóc. Hồi 1975 di tản, tôi ít thấy ai khóc. Thế mà chuyến chạy giặc này, ai cũng khóc. Tại sao? Trùm đầu là dấu hiệu của sự buồn rầu. Đa-vít đau buồn vì con mình muốn hại mình.

Đây là cái khóc của người cha ăn năn. Ông nhớ lại lời của Đức Chúa Trời . “ Gươm chẳng hề thôi hủy hoại nhà ngươi, từ nhà ngươi sẽ nói lên những tai họa giáng trên người “ II Sam 12:11-12 .

 Đây là tiếng khóc đau thương của một người cha thấy con mình đang phạm tội và biết trước được hình phạt của Đức Chúa Trời sẽ đổ lên con mình. Ông khóc cho tương lai của con mình hơn là cho số phận lưu đày của mình. Ông là người kính sợ Đức Chúa Trời và ông biết Đức Chúa Trời sẽ bảo vệ , che chở cho ông. Ông lo cho đứa con nghịch tử của mình. Và càng nghĩ đến ông càng buồn nên ông khóc.

Quý vị hãy nghe Đa-vít tâm sự của mình. Trong chuyến lưu vong này ông bị một người tên là Si-mê-u chửi rủa và ném đá vào ông. Các quan thần muốn chém đầu tên này và Đa-vít đã nói một câu là tôi nghĩ rằng thật đau lòng :

“ Kìa con ruột ta, là kẻ do lòng ta sanh ra, còn muốn hại mạng ta thay ; phương chi người Ben gia min này ! hãy để nó rủa sả vì Đức Giê hô va đã phán dặn nó vậy  (16:11 )

Huy hoàng chiếm Kinh đô

Trong lúc Đa-vít vừa chạy vừa đau lòng thì con ông huy hoàng chiếm kinh đô và dùng mưu để sỉ nhục thân phụ mình như đi đến cung các cung phi của cha mình ( 16:21 –22 ). Áp-sa-lôm cũng muốn giết cha mình theo kế hoạch của A-hi-tô-phe. Trong lúc ai ai cũng coi mưu của A-hi-tô-phe như lời phán của Đức Chúa Trời ( 16:23) thì Hu-Sai đắc thắng đánh bại mưu mô của ông ta . Đức Chúa Trời nhận lời cầu xin của Đa-vít   (15:31).

Cuộc chiến kết thúc

Chuẩn bị cuộc chiến cuối cùng, sống mái. Đa-vít có ba tướng là Giô-áp, A-bi-sai va Y-tai. Đa-vít  căn dặn rằng : “ Hãy vì cớ ta mà tha chết cho người trẻ tuổi Ap- sa- lom”  (18:50 ) Chiến trường là khu rừng Ap- ra- im. Quân Ap-sa-lôm thua nặng nề. Đa-vít là người có kinh nghiệm chiến trường và có nhiều dõng sĩ,  họ đang nóng lòng và căm giận. Trong một ngày,  có hai chục ngàn người chết. Chiến tranh lan tràn khắp các miền và trong ngày đó, người chết trong rừng nhiều hơn chết vì gươm đao.

 Áp-sa-lôm bị vướng trong cành cây và bị Giô-áp đâm và chém chết.

 

Cái chết của Apsalom

Chúng ta thử phân tích cái chết của Áp-sa-lôm.
–        Ông không có một lời nào tỏ vẻ hối tiếc vì những việc làm tội lỗi của mình.
–        Ông không có một thỉnh cầu nào xin cha mình tha thứ cho mình trong giây phút cuối cùng.
–        Ông không có một hành vi nào để làm cha mình hài lòng.

Một đứa con phản bội, một đứa con bất hiếu, ham danh vọng, địa vị bất chấp luân thường đạo lý làm người đã chết thảm thương bởi ba cây giáo đâm vào tim va bốn mươi trai trẻ vác binh khi vây đánh và chết đi trong đau đớn tận cùng.

Thái độ của ba người :
Chiến trận đã chấm dứt,. kẻ thù đã bị diệt, Giô-áp sai người trở về Ma-ha-na-im, tổng hành dinh của Đa-vít báo cáo. Chúng ta thấy trước tin tức Áp-sô-lôm chết, thái độ của ba ngươì khác nhau theo kinh nghiệm sống của mỗi người.
A-hi-mat xin phép đem tin về cho Đa-vít . Anh cháng này cho đó là một tin vui mừng nên hăng hái xung phong làm việc này,  đó là  thái độ của người trẻ tuổi , không kinh nghiệm, suy nghĩ đơn giản

Giô-áp : người lớn, kinh nghiệm đo lường thái độ của vua khi nghe tin này, ông lạnh lùng đo lường phản ứng của vua. Ông biết đây là  tin chẳng lành đối với Đa-vít.
Cu si : thuộc chức chỉ biết tuân lịnh, không có ý kiến riêng và không cần biết nội dung hay phản ứng của người khác. không cần biết đến hậu qủa của công việc được giao phó

Khung cảnh tại Mahanaim

Đa-vít : Nóng lòng, ngồi ở giữa hai cửa thành để chờ tin tức . Trước đây, ông  muốn đích thân chỉ huy chiến trận then chốt này nhưng được mọi người ngăn cản. ( 18:3) vì ông biết được sự khó chịu cảnh ngồi nhà chờ tin chiến trận đưa về.

A-hi-mat hăng hái đi đường tắt đến trước. Cu si chính thức đến sau.
Đa-vít mong nhận tin tốt lành. Đọc qua lời tường thuật với cách phỏng đoán của Đa-vít chúng ta thấy được lo âu và sự mong mỏi của ông.
“ đến một mình chắc là tin lành”
“Hắn là người tử tế nên chắc là tin lành”

A-hi-mat là con của Xa- đốc, thầy tế lễ , làm gián điệp cho Đa-vít  nên được cho là người tử tế. A-hi-mat không tường thuật hết sự thật. Ông chỉ nói về tin chiến trận . Khi hỏi về Áp-sa-lôm, là điều mà Đa-vít lo lắng hơn hết thì A-hi-mat trả lời thật là ấm ớ: “ Tôi thấy có sự ồn ào nhưng không biết sự gì.

Cu si báo cáo thật khôn ngoan: “ Đây là tin lành. Đức Gie hô va đã  xử công bình cho vua và giải cứu vua”. Đa-vít không cần nghe tin chiến trận nữa và nóng lòng nên câu hỏi đầu tiên của ông, cũng như trước đây với A-hi-mat:

Apsalom có đượcc bình an không ?  
Con trai ta có được bình an vô hại không ?

“ Hết thẩy những kẻ phản nghịch , hại vua đều bị đồng số phận với người trai trẻ ấy!”

Phản ứng của Đavid:

Ông còn không để ý đến chiến thắng, đến tướng sĩ của mình. Trướcc mắt ông, điều ông lo lắng là số phận của Áp-sa-lôm. Tại sao ? có phải vì Áp-sa-lôm là người lãnh đạo chủ trì cuộc phản loạn chống đối ông không ? Không. Ông lo lắng ví hắn là con trai của ông.

Ông muốn nó được bình an:
Dù là đứa phản nghịch,
Dù nó là đứa hư đốn
Dù nó là đứa hại cả gia cang,
Dù nó là đứa hại cả sự nghiệp của ông,
Dù nó là đứa chiếm giang sơn của ông
Dù nó là đứa muốn giết hại ông
Ông vẫn lo cho số mạng của nó
VÌ ÔNG LÀ CHA CỦA NÓ

Áp-sa-lôm không hề lo đến số mạng của cha mình, Áp-sa-lôm còn muốn giết cha mình, muốn tận diệt cha mình nhưng  Cha của ông vẫn lo cho số mạng của ông.

Nghe tin con chết, Đa-vít rất thảm thương, bèn lên lầu của thành và khóc. Người vừa đi vừa nói :

Ôi Áp-sa-lôm, con trai ta ! Áp-sa-lôm, con trai ta, con trai ta!
Ước chi chính ta chết thế cho con !

Nói thì thầm trong nước mắt chảy đầm đề.

Nỗi đau buồn này thấm thia đến độ cả đòan binh lính đang chiến thắng cũng đều thảm sầu .

Khi người cha khóc, nó đau đớn tận cùng.
Rất nhiều người cha khóc con, nhưng cái khóc của người cha thường không có nước mắt vi đượcc nén nó vào lòng,  khóc mà nước mắt chảy vào trong thay vì tuôn tràn ra mí mắt.  Khóc không bao giờ đầy vơi.

Ước chi ta chết thế cho con.
Đây là tinh yêu của cha đối với con. Không ai có thể nghi ngờ lời nói trong lúc khổ đau này. Đây là tinh yêu của một trái tim tan vỡ, của một người cha đau khổ. Ông tự hỏi : Có  phải chính mình đã giết con mình hay không ? Tôi có bỏ rơi con minh từ lúc nó còn nhỏ để rồi có thảm cảnh ngày nay ?  Con tôi làm phản có phải vì chính mình đã đưa nó đến tình trạng này không? Đa-vít trùm mặt, kêu la và khóc thảm thương.

Đa-vít khóc vì con mình chết và cũng khóc vì thấy con mình không còn một cơ hội nào để ăn năn, để được tha tội. Đã trễ rồi ! nó đã chết rồi! nó sẽ ở trong địa ngục đời đời !

Hỡi các ông làm cha !
Các ông có đau lòng khi thấy con mình đang đi vào con đường tội lỗi mà không sao ngăn cản được không ?
Các ông có khóc được không khi biết  tương lai đứa con thân yêu của mình sẽ không ra gì vì nó đang sống trong bê tha trụy lạc, không có lòng ăn năn ?
Các ông có đau lòng khi thấy được tương lai của đứa con thương yêu của mình la tù đày, la gian khổ, lao động, nghèo nàn, thua xút mọi người, là cặn bã của xã hội ?

Tôi có một kinh nghiệm và hôm nay vợ chồng tôi tạ ơn Chúa vì có được kinh nghiệm này.
Vợ chồng tôi cảm tạ Đức Chúa Trời vì qua biến cố này, chúng tôi thấy được sự lo lắng của Chúa khi chúng ta phạm tội.

Đó là một bài học, một kinh nghiệm, một sự dạy dỗ quý báu dù phải trả một giá đau thương nhưng rồi sau đó tôi mới hiểu được tình yêu cua Đức Chúa Trời đối với loài người tội lỗi này. Tôi hiểu được tâm tình của Đức Chúa Trời khi Ngài nhìn thấy loài người đang lặn hụp trong tội lỗi. Ngài không như Đa-vít là “ ước chi ta chết thế cho con mình” mà Ngài đã xuống trần gian đã thực sự chết thế cho các đứa con tội lỗi là chúng ta” .
Tôi cảm nhận được sự lo âu của Đức Chúa Trời  khi nhìn chúng ta càng ngày càng đi xa, càng lún sâu vào tội lỗi. Ngài nhìn thấy tương lai của các con cái Ngài, những đứa con cứng lòng trước tình yêu của cha , và cả những đứa con quá mềm lòng trước những cám dỗ của ma quỷ thế gian.

Như Đa-vít đã khóc vì con mình đã chết, Đức Chúa Trời đã khóc cho biết bao nhiêu đứa con của Ngài đã chết dù Ngài đã làm mọi cách để đưa chúng nó trở lại con đường sống đời đời.

Nếu chúng ta đã từng khóc vì sự ngỗ nghịch của các đứa con mình thì Đức Chúa Trời cũng đã từng khóc vì sự cứng lòng của chúng ta, vi những phạm tội của chúng ta.

Nếu chúng ta lo lắng cho tương lai của con mình. và đã từng rơi nước mắt vì thấy chúng ta không biết nghe lời mình thì Đức Chúa Trời cũng lo lắng cho tương tai của chúng ta và cũng đã từng rơi nước mắt vi thấy chúng ta vẫn tiếp tục sống nghịch lại lời Ngài

Hỡi các người cha đã từng khóc vì con.
Hơn ai hết, quý ông hiểu thấm thía câu nói của Đa-vtí trong lúc khóc :“ ước chi ta chết thế cho con ta »

Hãy cảm tạ Đức Chúa Trời  , hãy tạ ơn Ngài vì Ngài đã cho chúng ta một cơ hội , một bài học để thấy được, hiểu được thấm thía câu quen thuộc mà chúng ta thường nghe “ Ngài bằng lòng chết thay để nhân loại được cứu” .

Chưa có tinh yêu nào thấm thia bằng tình yêu Phụ Tử và cũng không có tình yêu nào vĩ đại bằng tình yêu của Chúa Jesus đối với nhân loại. Ngài không “ ước chi được chết ”mà Ngài đã “ thực sự chết”  thế cho nhân loại rồi. Ngài không chỉ  thụ động ngồi khóc cho tội lỗi chúng ta mà Ngài còn quyết liệt , chủ động xuống thế gian và chịu chết thế cho chúng ta , bôi xóa tội lỗi của chúng ta.

Nay các em thanh thiếu niên.
Các em may mắn có được một người cha còn sống.
Các em phải luôn luôn nhớ rằng cha của các em đã từng khóc nhưng phải đè nén nuốt nước mắt vào lòng vì các con. Cha của các em đã phải che dấu tình cảm của mình để nghiêm trang sửa trị các con. Càng che dấu tình cảm, càng đè nén nỗi đau thương, cha của các em càng đau khổ lâu dài, âm ỷ hơn.

Hôm nay nhân ngày của cha, tôi muốn nhắn nhủ cùng cha và con
Nếu các người cha đã từng đau khổ vì con mình ,  thi hôm nay có người cha nào mà không cảm tạ Ngài vì Ngài đã từng chịu đau khổ vì chúng ta ?
Nếu các người con biết rằng cha của mình đã từng chịu đựng vi những thái độ, hành vi, lời nói , cử chỉ bất hiếu của mình, thì hôm nay có đứa con nào mà không cảm tạ Đức Chúa Trời  vì Ngài đã ban cho các anh một người cha đã khóc vì lo cho con.

Bài sau4.FATHER’S DAY – MỘT NGƯỜI CHA THAY ĐỔI LỊCH SỬ
Bài trước6.XÂY DỰNG MỘT NGƯỜI CHA TỐT