19. Tin Vào Cây Thánh Giá

Mathiơ 27: 50-51

“Đức Chúa Jêsus lại kêu lên một tiếng lớn nữa, rồi trút linh hồn. Và nầy, cái màn trong đền thờ, bị xé ra làm hai từ trên chí dưới, đất thì rúng động, đá lớn bể ra.
Bạn có tin vào sự Phục sinh không ?
Edith Burns vốn là một tín-đồ tin kính Chúa hết lòng, bà sống ở San Antonio, Texas. Bà đang là một bệnh nhân của bác sĩ Will Phillips, một vị bác sĩ rất tài năng và có tấm lòng bác ái. Bác sĩ Will cũng rất yêu mến Edith Burns.
Một buổi sáng nọ, ông bước vào văn phòng với tấm lòng nặng trĩu, đó là vì bệnh tình của Edith Burns thật trầm trọng. Khi ông vừa đến, Edith đang ngồi ở phòng đợi, trên tay là cuốn Kinh-thánh bìa đen dày cộm, bà đang sốt sắng nói chuyện với một bà mẹ trẻ ngồi bên cạnh.
Edith Burns có một thói quen khi giới thiệu mình như thế này: “Xin chào, tôi tên là Edith Burns. Cho tôi hỏi chị có tin vào sự Phục sinh của Chúa không vậy?” Rồi bà sẽ giải thích ý nghĩa của lễ Phục sinh,và bằng cách đó, đã có rất nhiều người được cứu.
Bác sĩ Phillips bước vào phòng, ông gặp cô y tá Beverly.Beverly đã gặp Edith lần đầu khi cô đo huyết áp cho Edith. Lúc đó, Edith đã làm quen bằng cách quen thuộc của mình:”Tôi tên là Edith Burns.Không biết cô có tin vào sự Phục sinh của Chúa không?”
Beverly trả lời:”Sao bà lại hỏi vậy? Vâng, tôi tin”Edith đáp”Ồ tốt quá, thế cô tin lễ Phục sinh có ý nghĩa thế nào ?”  Beverly nói,”À, sẽ có những quả trứng, rồi đến nhà thờ và diện đồ đẹp”. Edith cố gắng giải thích cho Beverly về ý nghĩa thật sự của lễ Phục sinh, và cuối cùng bà đã hướng dẫn cô đến sự hiểu biết Chúa Jesus Christ và tin nhận Ngài.
Bác sĩ Phillips nói: “Beverly, hãy khoan gọi Edith vào văn phòng tôi. Tôi tin rằng thế nào bà ấy cũng sẽ nói chuyện về Chúa thêm với ai đó trong phòng đợi.”
Sau khi được gọi vào, Edith ngồi đối diện với bác sĩ Phillips, bà nhìn bác sĩ và nói:”Bác sĩ Will này, sao ông có vẻ buồn bã thế? Ông đã đọc Kinh-thánh hôm nay chưa đấy? Ông đã cầu nguyện chưa?”
“Bác sĩ Phillips trả lời nhẹ nhàng:”Bà Edith, tôi là bác sĩ, còn bà là bệnh nhân đấy nhé.”
Rồi với tấm lòng nặng nề, ông nói: “Kết quả xét nghiệm của bà đã có đây, nó cho biết bà đã mang bệnh ung thư, Edith ạ, tôi thật buồn khi phải nói rằng bà sẽ không sống được lâu nữa.”
Edith trả lời:”Sao thế bác sĩ Will Phillips, thật đáng xấu hổ chưa? Sao ông lại phải buồn? Chẳng lẽ ông nghĩ rằng Chúa đã sai lầm sao? Ông vừa mới cho tôi biết rằng tôi sẽ được gặp Chúa Jesus yêu dấu, sẽ gặp lại chồng tôi, và những bạn bè thân yêu. Ông vừa thông báo cho tôi biết tôi sắp sửa được mừng Chúa Phục-sinh mãi mãi, thế mà bây giờ ông lại thấy khó khăn khi đưa cho tôi tấm vé để về với Ngài!”
Bác sĩ Phillips nghĩ thầm:”Ôi, Edith thật là một phụ nữ vĩ đại làm sao!”
Sau hôm đó, Edith vẫn tiếp tục đến phòng khám của bác sĩ Phillips mỗi ngày. Rồi Giáng sinh đến, phòng khám của bác sĩ Phillips đóng cửa cho đến ngày 3 tháng1. Ngày đầu năm mới, Edith không đến. Trưa hôm đó, bà gọi cho bác sĩ và bảo rằng bà muốn nhập viện trong những ngày tới, “Will à, tôi sắp sửa về nhà nơi Thiên đàng rồi, nên tôi muốn ông hãy xếp những bệnh nhân nữ nào cần biết vễ ngày lễ Phục sinh ở gần phòng của tôi.”
Và thế là, họ đã làm như vậy, những người nữ bệnh nhân cứ lần lượt đến ở chung phòng với Edith. Rất nhiều phụ nữ được cứu. Mọi người, từ những nhân viên bệnh viện cho đến các bệnh nhân đều rất thích thú về Edith, và họ gọi bà bằng Edith Phục-sinh, trừ Phyllis Cross, cô y tá trưởng.
Phyllis không bị tác động nào từ Edith vì cô ta là người vô thần. Cô vốn là một y tá quân đội. Cô đã biết quá nhiều, nghe quá nhiều. Cô ta đúng là một mẫu nữ quân nhân chính hiệu.  Cô đã kết hôn ba lần, và là một phụ nữ cứng cỏi, khô khan, lạnh lùng, cô làm mọi việc dựa trên sách vở mà thôi.
Một buổi sáng nọ, hai y tá báo cáo rằng Edith bị bệnh. Edith bị cảm và Phyllis Cross phải vào thăm nom, chích thuốc cho bà. Khi cô bước vào, Edith mỉm cười thật tươi và nói, “Phyllis à, Đức Chúa Trời yêu thương cô lắm, tôi cũng yêu cô, và tôi vẫn hằng cầu nguyện cho cô.”
Phyllis Cross trả lời lạnh lùng:”Thế à, bà nên bỏ chuyện cầu nguyện cho tôi đi, nó chẳng có ích gì đâu. Tôi không quan tâm.” Edith trả lời: “Vâng, tôi sẽ vẫn cầu nguyện cho cô, và tôi xin Chúa khoan đem tôi về nhà cho đến khi cô trở về với gia đình của Chúa.”
Phyllis Cross nói: “Thế thì chắc là bà chẳng bao giờ chết, vì chuyện đó chẳng bao giờ xảy ra đâu ” , nói rồi cô bước thẳng ra ngoài.
Mỗi ngày, khi Phyllis Cross vào phòng thăm, Edith đều nói:”Đức Chúa Trời yêu thương cô lắm, tôi cũng yêu cô và đang cầu nguyện cho cô” . Một ngày nọ, Phyllis Cross bị thôi thúc đi đến phòng của Edith. Cô bước vào phòng, ngồi xuống bên giường, và Edith nói:”Tôi thật mừng là cô đã đến, bởi vì tôi biết hôm nay là một ngày đặc biệt của cô.”
Phyllis Cross hỏi:”Bà Edith này, bà đã hỏi rất nhiều người ở đây cái câu hỏi,”Cô có tin vào sự Phục-sinh của Chúa không?”, thế mà bà chưa bao giờ hỏi tôi câu đó.”
Edith Burns lấy cuốn Kinh-thánh ra, chia sẻ với Phyllis Cross về lễ Phục-sinh, về câu chuyện Chúa Jesus Christ đã chịu chết trên thập tự giá, đã chịu chôn và Ngài sống lại thể nào. Edith hỏi: “Phyllis này, cô có tin vào sự Phục-sinh của Chúa không? Cô có tin rằng Chúa Jesus đang sống và Ngài đang muốn sống trong tấm lòng của cô không?”
Sự cảm động đến trên Phyllis, cô trả lời:”Vâng, tôi tin, tôi tin hoàn toàn, và tôi ao ước Chúa tể trị cuộc sống tôi”. Và Phyllis cầu nguyện, mời Chúa Jesus ngự vào lòng mình. Hai ngày trước lễ Phục-sinh, khi Phyllis vào thì Edith hỏi: “Hôm nay là ngày gì thế, Phyllis?”
“Sao thế Edith, hôm này là ngày Thương khó”
“Ồ không phải đâu,với cô thì mỗi ngày đều sẽ là ngày Phục-sinh. Chúc mừng Phục-sinh, Phyllis”
Hai ngày tiếp theo, vào Chúa nhật Phục-sinh, Phyllis Cross tạt ngang bệnh viện, làm một vài việc vặt còn lại và đi xuống tiệm hoa bên dưới, cô muốn mua tặng Edith vài bông Lili trắng và chúc mừng Phục-sinh. Khi cô vào phòng, Edith nằm trên giường, cuốn Kinh-thánh to bìa đen của bà ở trên đùi, tay để trên cuốn Kinh-thánh. Khuôn mặt bà như đang mỉm cười.
Khi Phyllis đến cầm lấy tay bà, cô nhận ra Edith đã qua đời.
Ngày hôm sau, khi đến văn phòng,Phyllis Cross nhìn thấy hai cô thực tập sinh nơi bàn, cô tiến đến và giới thiệu, “Xin chào, tôi tên la Phyllis Cross. Không biết các bạn có biết ý nghĩa của sự Phục sinh không?”

Chúa Jesus đã yêu thương con người tội lỗi, Ngài bằng lòng mua chuộc chúng ta bằng chính thân báu của Ngài. Sự sống lại của Chúa chính là niềm hy vọng sống của chúng ta, những con cái Ngài.
Chúng ta cũng phải chia sẻ niềm vui và hy vọng ấy cho những ai chưa biết đến Ngài, hầu cho thêm nhiều người được cứu

Hãy tưởng tượng một người đàn ông đang đứng trước cỗng sắt của Tòa Bạch cung. Hãy tưởng tượng chính quý vị đang đứng trước tòa Bạch cung. Quý vị đang đứng trên lề đường, nhìn xuyên qua hàng rào song sắt và sân cỏ xanh là tòa nhà của Tổng thống Hoa kỳ. Nơi ông ta ở và làm việc.

Dĩ nhiên quý vị phải chải chuốt tóc tai cẩn thận quần áo tươm tất, giày dép bóng láng và sạch sẽ vì chuẩn bị để gặp Tổng thống. Quý vị bước đi hướng về cổng rào đến một trạm gác. Bước chân mạnh dạn tuy có hơi gượng gập nhưng quý vị có vài điều cần trình bày với Tổng thống. Quý vị muốn bàn vấn đề hòa bình thế giới, chiến tranh ở Afganistan, đối phó với Hồi giáo quá khích, vấn đề môi sinh, vấn đề đạo đức học đường. Quý vị muốn nói đến học phí đại học quá cao khiến đất nước mất nhiều nhân tài vì không đủ tiền theo học.
Tất cả vấn đề đều rất quan trọng và có lẽ tốn hơn nửa giờ để trình bày mọi thứ. Quý vị cẩn thận mang theo một loại bánh đặc biệt làm quà tặng Tổng thống phu nhân. Vì vậy, với gói quà trên tay, quý vị tiến tới cổng gác.

Quý vị lên tiếng trước: “Tôi đến đây là để gặp Tổng thống vì tôi muốn trình lên TT nhiều vấn đề quan trọng ”
Anh sĩ quan hỏi tên quý vị.Ông nhìn vào quyển sổ trên bàn . Ông ta ngước lên và dõng dạc nói: “Xin lỗi, tên ông không có trong danh sách tiếp đón ngày hôm nay”
Quý vị hỏi lại: “Tôi phải xin hẹn mới được gặp TT sao?
Ông ta trả lời: Vâng

  1. Làm sao để tôi có một cái hẹn với TT?
  2. Ông phải gọi điện thọai hay liên lạc với văn phòng của TT
  3. Làm sao tôi có điện thọai của văn phòng này ?
  4. Hạn chế, tôi không thể cho ông số điện thọai đó được
  5. Vậy làm sao tôi vào gặp được TT?
  6. Tốt hơn hết ông phải chờ khi nào họ gọi ông.
  7. Nhưng họ không biết tôi là ai?
  8. Như vậy là họ sẽ không bao giờ gọi ông.

Buồn bã, bất mãn, quý vị thở dài, thất thểu bước về nhà. Quý vị có những vấn đề không được trình bày, có những câu hỏi không được trả lời, có những nhu cầu không được đáp ứng.

Nhưng dù sao quý vị cũng đến gần kề Tổng thống rồi. Nếu hôm đó TT bước ra thì quý vị thấy ông ta rồi.Quý vị có thể vẫy tay chào.Chỉ cách vài trăm yards là quý vị đến cửa trước của Tòa Bạch cung. Nhưng khỏang cách vài trăm yards cũng có thể dài bằng vài dậm vì giữa quý vị và TT còn có hàng rào và lính canh.

Ngòai ra còn có những toán Secret services. Nếu quý vị lọt qua vòng hàng rào và lính canh thì quý vị sẽ bị chận lại bằng toán secret service. Toán An ninh chìm. Rồi nhóm nhân viên trong văn phòng của TT sẽ không cho quý vị vào gặp TT dễ dàng đâu. Còn phải qua nhiều hàng rào ngăn cản trước khi quý vị gặp TT.

Hơn nữa còn có những lý do không thể đóan trước được như ngày đó TT bận rộn không thể gặp quý vị được. Chuyện gặp TT gần như impossible nếu quý vị không có đường dây liên lạc chính thức hay phi chính thức, không có tay trong thì coi như vô phương gặp được TT. Không quen biết, không giao thiệp rộng rãi thì coi như chắc chắn quý vị không thể nào gặp ông ta được.

Đó là chuyện không thể xảy ra được. Dễ dàng nhất là mang kế họach ích nước lợi dân của quý vị về nhà và sống bình an như mọi ngày

Nhưng trừ khi chính TT là người chủ động.Trừ khi TT nhìn quý vị đang đứng sớ rớ ngòai vỉa hè, tay khệ nệ mang hộp bánh một cách mệt nhọc đau khổ vì không cách nào vào gặp ông ta. TT nổi hứng nói với ông chánh văn phòng: “Tôi muốn gặp tên đang đứng ngoài cổng đó. Nói với hắn, tôi muốn gặp hắn ta”

Khi nhận được lệnh đó, mọi hàng rào ngăn cách đều bị cuốn lên hết. Ông Chánh văn phòng sẽ gọi cho người cầm đầu toán an ninh. Ông ta sẽ gọi sĩ quan trực ngòai trạm gác và ông này sẽ chạy lại mời quý vị.

Chắc chắn cổng Tòa Bạch cung sẽ mở ra và đón chào quý vị. Quý vị nhúng vai, thái độ bất cần và bước vào cánh cửa mà vài phút trước đã khép kín trước lỗ mủi của quý vị. Cũng những tên lính đó, cũng trạm gác đó, cũng tên sĩ quan đã từ chối khinh bỉ quý vị cách vài phút. Nhưng tình thế thay đổi và quý vị có thể đi đến nơi mà trước đó quý vị không đến được.

Quý vị bây giờ cũng không còn như trước. Quý vị cảm thấy mình đặc biệt, mình là người được TT chọn để gặp. Tại sao? Bởi vì người ở trên cao kia nhìn xuống thấy quý vị và làm một điều để những “cái không thể” trở thành “có thể”. Chỉ cần một lời phán, chỉ cần một lệnh truyền ra, quý vị được bước vào Tòa Bạch cung.

Đây là một câu chuyện mà tôi chỉ nghĩ ra và chắc chắn không xa với thực tế cho lắm đâu. TT ở Việt Nam hay Hoa kỳ thì chắc cũng khó gặp, khó lại gần. Nước nhỏ hay nước lớn đều có những thủ tục chính thức hay không chính thức giống nhau.

Nếu TT muốn cho ai vào tòa Bạch Cung, ông chỉ cần nói một lời là được. Nhưng, đối với chúng ta , dân giả tầm thường, lao động vinh quang, chìm trong số 200 triệu công dân Hoa kỳ thì làm sao để TT biết mà nói một lời để chúng ta đến gặp ông.

Nhưng, đối với Đức Chúa Trời thì khác. Không cần thay y phục cho đẹp, không cần mang hộp bánh vì Đức Chúa Trời sẵn sàng mời chúng ta bước vào Thiên-đàng để gặp Ngài.

Chúa đã trông thấy quý vị, Chúa chấm quý vị. Chúa mời quý vị. Ngày trước, chúng ta và Đức Chúa Trời cách xa, nhưng bây giờ những ngăn cách đó đã được xóa bỏ vì Chúa trông thấy quý vị.
Nhưng trong Đức Chúa Jêsus Christ, anh em là kẻ ngày trước cách xa, hiện nay đã nhờ huyết Đấng Christ mà được gần rồi. (Ê-phê-sô 2:13)

Bởi huyết cùa Chúa Jesus đã đổ ra mà cánh cửaThiên-đàng mở rộng cho quý vị và tôi

Nhưng làm sao việc đó có thể xảy ra

  1. Nếu gần như TT Hoa kỳ mà chúng ta không thể nào đến gần được thì làm sao chúng ta lại có thể diện kiến với Đức Chúa Trời ?
  2. Điều gì đã xảy ra ?

Nói giản dị là có người nào đó đã phá bỏ hàng rào, đuổi bọn lính canh, nhóm an minh chìm, nhóm chầu rìa bên cạnh TT.

Phải có ai đó đã vén màn nên Đức Chúa Trời mới chú ý đến chúng ta.Có ai xé cái màn ngăn cách loài người với Đức Chúa Trời.

Nói đến đây, tôi chắc quý vị nhớ lại rồi.Chúng ta nhớ đến biến cố xảy ra khi Chúa Jesus chết trên cây thập tự.Biến cố đó đã mở cửa cho tôi và quý vị. Biến cố đó được giải thích  trong sách Hê-bơ-rơ 10:19-20
“ Hỡi anh em, vì chúng ta nhờ huyết Đức Chúa Jêsus được dạn dĩ vào nơi rất thánh, bởi đường mới và sống mà Ngài đã mở ngang qua cái màn, nghĩa là ngang qua xác Ngài.
Đối với những người đầu tiên đọc lá thư này, mấy chữ cuối: Cái màn – xác Ngài là một sự bùng nổ như trái bom nguyên tử.

  1. Theo tác giả lá thư này, cái màn nghĩa là Chúa Jesus.
  2. Ông muốn nói điều gì xảy ra cho thân xác của Chúa Jesus cũng xảy ra cho cái màn.

Điều gì xảy ra cho thân xác Chúa Jesus ?
Ngài bị xé ra, hai cánh tay bị căng trên thập tự, bị đóng đinh. Sức nặng của thân thể Ngài  trì kéo thân xác của Chúa như muốn xé ra làm hai. Những gai nhọn xé da, những lằn roi xé thịt. Những lời sĩ nhục như xé nát lòng Chúa. Nhưng qua chính những khủng khiếp mà Ngài đang chịu đựng đó, một cánh cửa mở ra.
 “Đức Chúa Jêsus lại kêu lên một tiếng lớn nữa, rồi trút linh hồn. Và nầy, cái màn trong đền thờ, bị xé ra làm hai từ trên chí dưới, đất thì rúng động, đá lớn bể ra. (Mathiơ 27: 50-51)
Cái màn treo trong đền thờ để ngăn cách nơi thánh với nơi Chí Thánh. Quý vị chắc biết, nơi Chí Thánh là nơi không ai được đến bước đến. Người Do Thái chỉ đến sân trong để thờ phượng. Các thầy tế lễ cũng chỉ được phép vào nơi đền Thánh và không ai được bước chân vào nơi Chí Thánh ngoài trừ thầy Tế lễ cả được phép một năm một lần bước vào nơi Chí Thánh này. Không một ai khác được vào.Tại sao ? Bởi vì nơi đây sự vinh hiển của Đức Chúa Trời hiện diện.
Nếu có ai nói với quý vị rằng quý vị được tự do bước vào phòng bầu dục của Tòa Bạch Cung, chắc quý vị sẽ lắc đầu từ chối.“Tôi chẳng tin, chẳng dại và chẳng dám bước vào nơi đó , vì sẽ bị rắc rối bởi FBI, Secret Service có khi phải vào tù hoặc mất job”
Quý vị nhân điều chẳng dại, chẳng tin và chẳng dám cho môt trăm lần thì quý vị sẽ thấy đối với người Do Thái, nơi Chí thánh là nơi tôn nghiêm đến cở nào.Và quý vị sẽ hiểu được cái cảm giác của một người Do Thái khi nghe họ được quyền bước vào nơi Chí Thánh.
Không một ai được bước vào nơi Chí Thánh trừ thầy Tế lễ cả
Tôi nói không một ai
Rõ ràng dứt khóat.
Điều này đồng nghĩa với chết
Ai bước vào sẽ chết
Hai đứa con trai của A-rôn bị chết khi bước vào để dâng lễ. (Lê-vi-ky 16:1-2)
“Sau khi hai con trai của A-rôn chết trong lúc đến gần trước mặt Đức Giê-hô-va, thì Ngài phán cùng Môi-se, mà rằng: Hãy nói cùng A-rôn, anh ngươi, chớ vào luôn luôn trong nơi thánh ở phía trong bức màn, trước nắp thi ân trên hòm bảng chứng, e người phải chết chăng; vì ta ở trong mây hiện ra trên nắp thi ân”.
Cái màn là lằn ranh, giới hạn. Cái màn có nghĩa là “ Chỉ có thể đến nơi đây mà thôi. Chớ đi xa hơn. Sẽ chết”
Cả ngàn năm trôi qua, bức màn dùng để diễn đạt một điều đơn giản cho dân Do Thái. Đức Chúa Trời thánh khiết – ngăn cách với con người và không thể đến gần được
Ngay cả Môi se cũng được Đức Chúa Tròi căn dặn “Ngài lại phán rằng: Ngươi sẽ chẳng thấy được mặt ta, vì không ai thấy mặt ta mà còn sống”. (Xuất 33:20)
Ngài là Thánh, chúng ta là kẻ có tội. Có một khoảng cách giữa chúng ta và Ngài. Chúng ta cũng biết và cũng có cảm giác như vậy.Chúa là đấngToàn thiện, chúng ta là người bất toàn và chúng ta thấy xa cách với Chúa .
Gióp cũng có cảm giác như chúng ta ngày hôm nay.(Gióp 9:32-33)
“32Vì Đức Chúa Trời chẳng phải loài người như tôi, mà tôi dám đối với Ngài, để chúng ta cùng đi chịu phán xét. 33Chẳng có người nào phân xử giữa chúng ta, đặt tay mình trên hai chúng ta.
Câu 33, Gióp muốn nói rằng chẳng có ai làm trung gian để lấp hố ngăn cách giữa Đức Chúa Trời và con người.
Nhưng bây giờ có Chúa Jesus. Ngài không để chúng ta tiếp tục bị ngăn cách với Đức Chúa Trời nữa. Đức Chúa Trời vẫn là Đấng Thánh Khiết, chúng ta vẫn là kẻ có tội. Nhưng, vâng, đúng rồi, bây giờ chúng ta có Chúa Jesus là đấng trung gian.(I Ti-mô thê 2:5)
“ Vì chỉ có một Đức Chúa Trời, và chỉ có một Đấng Trung bảo ở giữa Đức Chúa Trời và loài người, tức là Đức Chúa Jêsus Christ, là người” 
Chúa Jesus không phải là cái màn giữa loài người và Đức Chúa Trời vì quý vị còn nhớ cái màn bị xé rồi không ?
“Đức Chúa Jêsus lại kêu lên một tiếng lớn nữa, rồi trút linh hồn. Và nầy, cái màn trong đền thờ, bị xé ra làm hai từ trên chí dưới, đất thì rúng động, đá lớn bể ra.”
Một bàn tay từ thiên đàng nắm chặt bức màn rồi chờ đến đúng lúc Chúa Jesus trút linh hồn, xé tọat bức màn đó. Nên nhớ tấm màn này cao 60 ft và rộng 30 ft. Một bức màn khổng lồ bổng chốc bị xé tọat làm hai từ trên chí dưới. Không chậm trễ, không do dự, Dứt khóat – xé làm đôi.

Bức màn bị xé làm có ý nghĩa gì ?

  1. Đối với người Do Thái, từ nay không còn hàng rào ngăn cách họ với nơi Chí thánh. Không còn có những thầy tế lễ đứng giữa họ và Đức Chúa Trời. Không còn dùng những con sinh tế để xóa tội lỗi của họ nữa.
  2. Còn đối với chúng ta, nó có ý nghĩa gì? Cái màn bị xé đóng biểu hiệu quan trọng nào ?

Chúng ta được mời vào diện kiến Đức Chúa Trời. Bất cứ ngày nào, bất cứ lúc nào
Đức Chúa Trời đã phá bỏ các hàng rào ngăn cản giữa chúng ta với Ngài. Ngay cả hàng rào tội lỗi.Cái màn bị xé và dẹp bỏ xuống rồi.

Nhưng nhiều người vẫn cố tình treo nó lên.Treo nó lên không phải nơi đền thờ vì đền thờ Đức Chúa Trời cũng bị tiêu hũy rồi mà họ treo trong lòng của họ. Giống như tiếng nhịp của đồng hồ, những lỗi lầm vang dội trong lòng chúng ta. Để rồi chúng ta cảm thấy rằng chúng ta vẫn còn xa cách với Chúa, vẫn còn thấy ngăn cách bởi những lần phạm tội cùng Ngài. Một lương tâm tội lỗi trở thành cái màn che cách và ngăn trờ chúng ta đến với Chúa.
Kết quả là chúng ta trốn Chúa như ngày xưa “A-đam và vợ ẩn mình giữa bụi cây, để tránh mặt Giê-hô-va Đức Chúa Trời” .

Tôi nhớ đến một câu chuyện về con chó của bạn tôi. Anh ta kể rằng con chó của anh được dạy rằng không được moi rác để tìm thức ăn. Nhưng một ngày nọ, cả nhà đi vắng và thú tánh của nó trở lại. Nó moi rác thấy có nhiều thứ thơm phức và nó biết ăn được. Nó bị cám dỗ bởi thèm khát xác thịt nên nó ăn. Khi bạn tôi về nhà, thấy đống rác bị moi rơi rớt, anh biết ngay con chó là thủ phạm. Lúc đầu bạn tôi nổi nóng nhưng rồi bỏ qua. Bạn tôi quét dọn sạch sẽ. Anh ta ngẫm nghĩ có lẽ anh cần thay đổi thức ăn cho con chó của anh để nó bớt thèm ăn món lạ. Nghĩa là anh biết con chó của anh, biết khuyết điểm của nó và tại sao nó moi rác làm điều mà anh không muốn. Bạn tôi không còn nhớ đến sự bê bối của nó. Nhưng con chó không thể hiểu ý của bạn tôi. Nó vẫn còn sợ bạn tôi rầy la hay đánh đập nó. Nó vẫn tìm cách trốn tránh, lánh mặt bạn tôi. Cuối cùng bạn tôi cũng bắt gặp nó. Nó đứng cách xa bạn tôi, đuôi nó gập xuống, lỗ tai cũng sụi xuống, dánh dấp sợ sệt lo lắng bị phạt. Nó nghĩ rằng bạn tôi đang giận nó lắm. Nó không biết bạn tôi đã sẵn sàng bỏ qua lỗi lầm của nó rồi.

Tôi muốn nói với mọi người rằng: Chúa đã giải quyết tội lỗi của chúng ta rồi. Những tội vấp phạm trong quá khứ, hiện tai và cả tương lai nữa. Ngài không còn giận chúng ta nữa.
Bằng cách nào đó, một lúc nào đó, ở nơi nào đó, chúng ta moi tung tóe đống rác của tội lỗi rồi chúng ta tránh né Chúa. Chúng ta cho phép một cái màn của tội lỗi ngăn cách chúng ta và Chúa Cha.

Thông điệp hôm nay là thông điệp của một thân xác bị xé ra. Thông điệp nói rằng quý vị có thể làm những điều mà trước đây dù có nằm mơ cũng không thấy. Thông điệp của lời mời . Chúa mời quý vị bước vào nơi Chí Thánh để diện kiến với Đức Chúa Trời.Tấm màn ngăn cách đã được gở xuống. Cửa đã mở ra và Chúa mời chúng ta bước vào.

Đừng tin vào lương tâm của mình nữa. Hãy tin ở cây thập tự

“Vì ấy là nhờ Ngài mà chúng ta cả hai đều được phép đến gần Đức Chúa Cha, đồng trong một Thánh Linh”. (Ê-phê-sô 2:18)

Thân xác của Chúa Jesus bị xé, bức màn cũng bị xé. Quý vị là khách mời với sự hiện diện của Đức Chúa Trời. Ngay cả không cần mang theo hộp bánh làm qu.à

16 Vậy, chúng ta hãy vững lòng đến gần ngôi ơn phước, hầu cho được thương xót và tìm được ơn để giúp chúng ta trong thì giờ có cần dung . (Hê-bơ-rơ 4:16)

Bài sau18. Kẻ Giết Chúa Giê-xu
Bài trước21. Ba Bước Thành Công